(HBĐT) - Ngày 30/7/2021, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về lãnh đạo phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (NQ số 03-NQ/TU).


Những năm qua, tỉnh đã ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã vùng đặc biệt khó khăn để phát triển KT - XH. (Ảnh tại xã Hang Kia - Mai Châu).

Quan điểm chỉ đạo của BCH Đảng bộ tỉnh là: Phát triển KT – XH vùng DTTS&MN tỉnh Hòa Bình là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, vì vậy cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ các chính sách dân tộc, đặc biệt là các chính sách đặc thù của tỉnh. Huy động, sử dụng có hiệu quả tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển KT – XH vùng DTTS&MN, nhất là các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) với phương châm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT – XH bền vững với đảm bảo vững chắc QP-AN.

Theo đó, mục tiêu tổng quát của NQ nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong tỉnh, chủ động đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng ĐBDTTS&MN so với bình quân chung của cả nước. Phấn đấu đến năm 2025, giảm 50% số xã, thôn, bản ĐBKK; đến năm 2030, cơ bản không còn xã, thôn, bản ĐBKK.

NQ số 03-NQ/TU đề ra 4 nhiệm vụ trọng tâm: (1) Tổ chức quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về công tác dân tộc và chính sách đối với vùng ĐBDTTS&MN; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đến các tầng lớp nhân dân; coi việc tổ chức thực hiện NQ là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, là tiêu chí để đánh giá chất lượng của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với ĐBDTTS trên địa bàn; đồng thời, nghiên cứu cơ chế đặc thù, tham mưu cách làm phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. (2) Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào vùng DTTS&MN. Quy hoạch, bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng ĐBKK; hộ DTTS còn du canh, du cư và những nơi cần thiết. (3) Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng ĐBDTTS&MN; đầu tư, hỗ trợ cho DTTS còn có nhiều khó khăn. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng ĐBDTTS&MN để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Phát triển GD-ĐT nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên vùng DTTS&MN. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch. Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. (4) Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào; ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển KT – XH và đảm bảo ANTT vùng ĐBDTTS&MN.

NQ đề ra các nhóm giải pháp để thực hiện đạt hiệu quả gồm: Giải pháp về tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng KT – XH vùng DTTS&MN, nhất là hạ tầng giao thông; về cải thiện điều kiện sinh kế, phát triển sản xuất nâng cao đời sống cho ĐBDTTS; nâng cao chất lượng GD-ĐT, y tế, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của các DTTS; phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm, đảm bảo các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng ĐBDTTS; giải pháp về cơ chế tổ chức, quản lý, thực hiệnvề nguồn lực tài chính.


H.N (TH)


Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục