(HBĐT) - Những năm qua, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực sự là động lực quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở xã vùng sâu Chí Đạo (Lạc Sơn). Từ năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, vốn chính sách tiếp tục đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách ở Chí Đạo vượt khó.


Nhờ được vay vốn chính sách, gia đình ông Bùi Văn Thu, xóm Kho, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) đầu tư chăn nuôi bò sinh sản, đến nay đã thoát nghèo. 

Chí Đạo là xã vùng sâu còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu của người dân đến từ trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Những năm trở lại đây, đời sống của nhiều hộ dân có nhiều đổi khác, nhất là ở các xóm trồng nhiều dổi như Be Trên, Be Dưới. Tuy nhiên, theo đồng chí Quách Công Thái, Chủ tịch UBND xã, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã vẫn còn khá cao, chiếm gần 50%. Do đó, những năm qua, Chí Đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trong đó, đã có một số mô hình đem lại hiệu quả kinh tế như: ươm ghép cây dổi, nuôi lợn bản địa, chăn nuôi trâu, bò. Đồng chí Chủ tịch UBND xã nhấn mạnh, để có những chuyển biến tích cực là nhờ người dân được tiếp cận với vốn vay ưu đãi. Trong đó, vốn vay ưu đãi từ NHCSXH có vai trò hết sức quan trọng. Đến nay, tổng dư nợ vốn chính sách trên địa bàn xã đạt trên 11 tỷ đồng. Từ năm 2020 đến nay, trước những ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tiếp tục được vay vốn để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Trước đây, gia đình anh Quách Văn Loan, xóm Kho thuộc hộ cận nghèo, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn. Năm 2018, được NHCSXH tạo điều kiện vay vốn từ chương trình cho vay hộ cận nghèo, gia đình anh đầu tư nuôi bò sinh sản và lợn nái. Sau gần 4 năm vay vốn, con bò đã sinh sản được 2 lứa, hiện lấy giống được vài tháng. Ngoài ra, gia đình anh nuôi thêm lợn nái, mỗi năm có thêm thu nhập vài chục triệu đồng. Nhờ được vay vốn chính sách chăn nuôi bò và lợn sinh sản nên có thu nhập để trang trải trong thời điểm khó khăn vì dịch bệnh” - anh Loan cho hay.

Cũng ở xóm Kho, gia đình ông Bùi Văn Thu đã vượt lên đói nghèo nhờ sự đồng hành của tín dụng chính sách. Sau khi được vay 2 món vay từ chương trình cho vay hộ cận nghèo và vay sửa chữa nhà ở, đến nay, gia đình ông đã xây dựng được nhà mái bằng kiên cố, duy trì nuôi 2 con bò sinh sản. Ông Thu chia sẻ: Gia đình tôi được vay NHCSXH 25 triệu đồng để làm nhà ở và 20 triệu đồng để đầu tư nuôi bò sinh sản. Đây là vốn vay rất quan trọng, giúp gia đình phát triển kinh tế, có thu nhập ổn định. Đến nay, gia đình tôi đã thoát khỏi diện hộ nghèo. 

Gia đình ông Thu, anh Loan là hai trong nhiều hộ dân ở xã Chí Đạo đã từng bước vượt lên đói nghèo nhờ sử dụng hiệu quả đồng vốn chính sách. Đồng chí Quách Công Thái, Chủ tịch UBND xã cho biết: Thời gian tới, vốn chính sách tiếp tục là động lực quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo và xây dựng NTM ở địa phương. Tuy nhiên, hiện còn nhiều hộ mong muốn được vay vốn, cũng như nâng mức cho vay để có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế mà chưa được đáp ứng hết. Do đó, rất mong NHCSXH tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn xã được vay vốn để phát triển kinh tế.
 
Viết Đào


Các tin khác


Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục