(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn của tỉnh, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên hành trình vượt lên gian khó gặp không ít trắc trở. Những năm qua, huyện đã có nhiều nỗ lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương.


Năm 2021, các điểm du lịch trên địa bàn huyện Đà Bắc vắng khách vì dịch Covid-19 nhưng người dân vẫn duy trì hoạt động, sẵn sàng đón khách trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát. Ảnh chụp tại xóm Sưng, xã Cao Sơn.

Trong đó, phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) giúp nhiều hộ có nguồn thu nhập ổn định. Cùng với đó, huyện tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng thiết yếu, nhất là đường giao thông để "mở đường” cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, 2 năm qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến đời sống của người dân. Hoạt động du lịch "đóng băng” khiến nhiều hộ lâm vào cảnh khó khăn. Các điểm du lịch trên địa bàn huyện vắng khách. Như xóm Sưng (xã Cao Sơn) phát triển DLCĐ từ năm 2016 đến nay. Trong 2 năm đầu phát triển, DLCĐ đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con trong xóm. Nhưng khi dịch Covid-19 bùng phát, bản du lịch đã trải qua quãng thời gian dài không có khách. Một số hộ đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú khang trang để đón khách lâm vào cảnh nợ nần. 

Ngoài lĩnh vực du lịch, theo đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện, ảnh hưởng dịch Covid-19 cũng khiến một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể phá sản hoặc tạm dừng hoạt động. Một số mặt hàng nông sản giá cả xuống thấp, hoặc đến kỳ thu hoạch vẫn còn tồn đọng, dẫn đến tâm lý của người dân e ngại tái đầu tư sản xuất, nhất là trong nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi. Nhiều nông sản của địa phương sản xuất ra nhưng không có địa điểm tiêu thụ, vì nhà máy ở Hà Nội và các tỉnh lân cận chưa nhập hàng, dẫn đến người lao động thất nghiệp, không có thu nhập...

Trong bối cảnh khó khăn vì dịch bệnh, huyện đã quán triệt nghiêm túc quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về công tác phòng, chống dịch với quyết tâm cao nhằm thực hiện "mục tiêu kép” vừa phát triển KT-XH, vừa kiểm soát tốt dịch bệnh. Theo đó, UBND huyện tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương kịp thời đề ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn. Nhờ đó, tình hình KT-XH của huyện có bước phát triển ổn định, đạt được kết quả tích cực trên các lĩnh vực.

Năm 2021, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 7,14%, đạt 51,37% kế hoạch, so với cùng kỳ đạt 97,81%. Giá trị tổng sản phẩm đạt 1.885,77 tỷ đồng, bằng 94,26% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế cơ bản dần chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng các ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 38,24%; công nghiệp, xây dựng chiếm 20,5%; dịch vụ, thương mại, du lịch chiếm 41,26%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 29,8 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí cũ ước còn 18,62%, tiêu chí mới 41,56%. Huyện cũng đã làm tốt công tác kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19, hỗ trợ người dân gặp khó khăn, hạn chế thấp nhất ca mắc trong cộng đồng. 

Nhiều khó khăn còn ở phía trước nhưng huyện vùng cao Đà Bắc cũng có nhiều cơ hội để bứt phá trong tương lai, nhất là việc nắm bắt cơ hội để kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch  xây dựng khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2035 là công cụ pháp lý, nền tảng đặc biệt quan trọng để phát triển vùng hồ Hòa Bình nói chung và du lịch huyện Đà Bắc nói rêng. Với quyết tâm của Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong huyện, cùng những tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc, sự niềm nở, chân tình của người dân là cơ hội để các doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển du lịch - dịch vụ, du khách thăm quan, trải nghiệm, khám phá, nghỉ dưỡng. Phát triển du lịch là một trong những hướng đi được huyện chú trọng trong thời gian tới để thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao thu nhập cho Nhân dân. 


Viết Đào

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục