(HBĐT)-   Sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần, mặc dù tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nhưng bà con nông dân các địa phương trong tỉnh đã khẩn trương xuống đồng. Trên khắp các đồng đất, tiếng máy cày, tiếng bà con nông dân rộn ràng cùng bắt tay vào sản xuất vụ chiêm xuân, phấn đấu hoàn thành việc gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất.


Nông dân thị trấn Bo (Kim Bôi) xuống đồng gieo cấy lúa, đảm bảo hoàn thành đúng khung thời vụ.

Xóa bỏ tâm lý "tháng Giêng là tháng ăn chơi”, nông dân huyện Lạc Thuỷ tích cực xuống đồng sản xuất ngay từ những ngày đầu năm. Vừa tập trung sản xuất vừa thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, vững tin vào một vụ mùa bội thu. Tính đến thời điểm này, theo đúng kế hoạch và tiến độ đề ra, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã gieo trên 52 tấn mạ, đạt 100% lượng mạ theo diện tích lúa kế hoạch; ngô đã trồng đạt 65% kế hoạch; các cây trồng khác đang trong khâu làm đất và triển khai trồng.

Từ mùng 4 Tết đến nay, mặc trời rét hay mưa, gia đình bà Bùi Thị Biên, thôn Gốc Xanh, xã Phú Nghĩa (Lạc Thuỷ) đã sốt sắng xuống đồng sản xuất. Bà Biên cho biết: Do dịch bệnh Covid-19 nên năm nay làng xã không tổ chức lễ hội, công việc đồng áng vì vậy được nông dân bắt tay vào sản xuất sớm hơn. Vụ xuân này gia đình có 3 sào ruộng, toàn bộ đều cấy lúa chất lượng cao. Thời điểm trước Tết thời tiết thuận lợi cho việc lấy nước, do vậy bà con đã hoàn thành làm đất, đổ ải và cấy một số diện tích lúa xuân sớm.

Cùng với các địa phương trong tỉnh, tại huyện Kim Bôi, khí thế sản xuất không giảm sút do ảnh hưởng của dịch bệnh. Theo kế hoạch, vụ chiêm xuân năm 2022, toàn huyện gieo cấy 2.350 ha lúa, trong đó, giống lúa lai chiếm khoảng 26%, giống lúa thuần chiếm khoảng 74%. Đồng chí Nguyễn Thị Minh Anh, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Căn cứ kế hoạch sản xuất, những ngày qua, các địa phương trong huyện tăng cường thông tin về cơ cấu giống, lịch thời vụ gieo cấy trên hệ thống truyền thanh cơ sở và các khu dân cư. Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, huyện tuyên truyền đến bà con việc bảo đảm sản xuất nhưng vẫn tuân thủ nghiêm các yêu cầu về chống dịch, như giữ khoảng cách, đeo khẩu trang theo quy định. Bên cạnh đó, yêu cầu các đại lý, HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn chủ động liên kết với các đơn vị sản xuất, cung ứng thóc giống, vật tư, phân bón bảo đảm chất lượng cho bà con.

Theo kế hoạch vụ chiêm xuân 2022, toàn tỉnh gieo trồng trên 63.000 ha, trong đó 32.000 ha cây lương thực có hạt, sản lượng khoảng 16.000 tấn. Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Qua kiểm tra sản xuất đầu năm, nhìn chung, các địa phương đều tích cực, chủ động trong sản xuất vụ chiêm xuân. Việc chuẩn bị vật tư, phân bón cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Các địa phương tuân thủ nguyên tắc, che phủ nilon, đảm bảo cho mạ phát triển tốt; khâu làm đất được hoàn thành nhanh, đảm bảo khung thời vụ. Để phấn đấu đạt kết quả tốt nhất, các địa phương đã chủ động bố trí cơ cấu trà, giống, thời vụ phù hợp điều kiện đất đai, thời tiết, chế độ nước của địa phương nhưng vẫn bảo đảm nằm trong khung thời vụ chung của tỉnh. Thời gian tới, bên cạnh đẩy nhanh tiến độ sản xuất, các địa phương cần tăng cường chuyển đổi số trong nông nghiệp một cách mạnh mẽ, hướng tới tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ nông sản để đảm bảo từ khâu tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến tới khâu xuất khẩu ra thị trường quốc tế; tuyên truyền sâu rộng về tổ chức sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm theo chuỗi để nâng cao giá trị nông sản; đảm bảo quy trình theo yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước trong năm 2022 và những năm tới... 

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời gian tới tiếp tục có các đợt rét đậm, rét hại kéo dài, thời gian sinh trưởng của cây lúa kéo dài hơn vụ xuân ấm. Vì vậy, Sở NN&PTNT khuyến cáo các địa phương cần lưu ý để tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nông dân bố trí thời vụ, cơ cấu giống để đảm bảo lúa trỗ tập trung vào thời điểm tối ưu nhất; đẩy mạnh công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh gây hại cho mạ và lúa mới cấy. Đồng thời, tích cực kiểm tra việc tích nước tại hệ thống hồ chứa, đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất...

Với khí thế hăng say lao động sản xuất ngay từ những ngày đầu năm tại các địa phương trong toàn tỉnh. Có thể thấy, mặc dù chịu tác động không nhỏ của dịch Covid-19 nhưng nông dân vẫn quyết tâm vừa chống dịch, vừa bảo đảm nhịp độ sản xuất, hướng tới vụ mùa bội thu, đạt năng suất, sản lượng cao. Trong những ngày đầu năm mới Nhâm Dần, toàn tỉnh đã tiến hành làm đất lúa đạt hơn 93%, cấy được gần 5.000 ha.


Thu Hằng


Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xuất khẩu container mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 19/3, Sở NN&PTNT, UBND huyện Lạc Sơn, Công ty TNHH Đầu tư thương mại (ĐTTM) Tiến Ngân (trụ sở tại phường Dân Chủ, TP Hoà Bình), Công ty TNHH Phát triển thương mại (PTTM) và Công nghệ sản xuất mới, Công ty Vina Agri Import Hoa Kỳ đã phối hợp tổ chức lễ xuất hàng chuyến conterner mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ. Dự buổi lễ có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan;  lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn, phường Dân Chủ và đại diện đơn vị đối tác. 

 "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”

(HBĐT) - Tại huyện Mộc Châu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức hội nghị "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”.

Triển vọng trồng cây gai xanh ở vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Hai năm trước, cây gai xanh lần đầu tiên được trồng thử nghiệm ở huyện Đà Bắc với gần 20 hộ tham gia trồng, diện tích khoảng 8 ha. Đến nay, mô hình trồng gai xanh đem lại hiệu quả kinh tế khá, là hướng đi triển vọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở huyện vùng cao này.

Hỗ trợ sản xuất theo chuỗi - cơ hội cho hợp tác xã ngành hàng cá phát triển

(HBĐT) - Hiện nay, sản xuất theo chuỗi giá trị đang là lựa chọn số một của ngành nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững. Bắt kịp xu thế đó, với tiềm năng, lợi thế vùng lòng hồ sông Đà, Liên minh HTX tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các HTX xây dựng mô hình theo chuỗi giá trị đối với ngành hàng cá, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm "cá sông Đà" trên thị trường.

"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục