(HBĐT) - Năm 2021, huyện Lạc Thủy là đơn vị tiêu biểu trong phát triển kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) của tỉnh. Đó là kết quả của sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt để hỗ trợ phát triển KTTT của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự năng động, sáng tạo trong quản lý điều hành, phát triển sản xuất, kinh doanh của các tổ hợp tác (THT) và HTX.


Năm 2021, UBND huyện Lạc Thủy hỗ trợ chuẩn hóa sản phẩm nấm sò trắng của HTX sản xuất, dịch vụ tổng hợp An Sinh, xã An Bình đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Theo thống kê của Ban chỉ đạo phát triển KTTT huyện, toàn huyện có 37 THT và 47 HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Tổng số thành viên của THT là 1.699 người. Năm 2021, doanh thu bình quân 1 THT đạt 120 triệu đồng. Tổng số thành viên HTX là 969 người, tổng doanh thu các HTX đạt 30.600 triệu đồng. Đa số HTX xây dựng được thương hiệu sản phẩm, có sự liên kết trong sản xuất. Điển hình như HTX chăn nuôi gà Lạc Thủy, HTX dịch vụ chăn nuôi Tuấn Chuyền, HTX nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao Hải Đăng, HTX sản xuất, dịch vụ tổng hợp An Sinh…

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Năm 2021, nhằm tạo điều kiện cho các THT, HTX phát triển sản xuất, kinh doanh, huyện đã rà soát những khó khăn, vướng mắc của các HTX bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 để báo cáo các sở, ngành của tỉnh; chỉ đạo các phòng, ban, ngành của huyện nghiên cứu chính sách để hỗ trợ HTX. Trong đó, quan tâm hỗ trợ HTX đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử để mở rộng kênh tiêu thụ. Đôn đốc các HTX tham gia tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý HTX, tham gia các chuỗi giá trị sản xuất. Trong năm, huyện hỗ trợ 2 HTX có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, gồm: HTX nông nghiệp hữu cơ Hải Đăng với sản phẩm gà tươi nguyên con; HTX sản xuất, dịch vụ tổng hợp An Sinh sản phẩm nấm sò trắng; lồng ghép cho các HTX, THT được tiếp cận với chương trình, dự án phát triển KT- XH, chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.

Đặc biệt, các HTX và THT đã thích ứng với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, giải quyết được vấn đề tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho thành viên. Một số HTX liên kết với nông dân, doanh nghiệp thực hiện các mô hình trang trại quy mô lớn, hỗ trợ cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm cho hộ liên kết, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. 

Chị Đinh Thị Huệ, Giám đốc HTX sản xuất, dịch vụ tổng hợp An Sinh, xã An Bình chia sẻ: Tận dụng các phụ phẩm nông, lâm nghiệp như mùn cưa, rơm, rạ…, HTX mạnh dạn đầu tư vốn để trồng nấm sò trắng. HTX quyết tâm tạo ra sản phẩm sạch, do đó, quá trình sản xuất nấm được khép kín, không dùng hóa chất. Nguyên liệu trồng nấm được trộn và ủ sau 3 tháng mới đóng bịch, sau đó hấp dịch trong 48 tiếng. Khu vực trang trại thoáng mát, nhiệt độ, độ ẩm đảm bảo, không có ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Năm 2021, dưới sự hỗ trợ của các cấp, ngành, sản phẩm nấm sò của HTX đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Sản phẩm được gắn tem truy xuất nguồn gốc, có bao bì, nhãn mác, túi đựng bắt mắt. Hiện tại, quy mô sản xuất nấm sò trắng của HTX là 1 ha với 15 vạn giá thể, trung bình 1 lứa sau 4 tháng thu hoạch khoảng 20 tấn nấm; giá bán buôn 25.000 đồng/kg. Doanh thu   từ nấm đạt gần 1 tỷ đồng/ năm. HTX ký liên kết  tiêu thụ tại thị trường Ninh Bình và Hưng Yên. Hiệu quả từ mô hình trồng nấm sò của HTX tạo thu nhập ổn định cho hộ thành viên, giải quyết việc   làm cho khoảng 15 lao động địa phương. 

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết thêm: Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả hoạt động của KTTT, HTX, huyện quan tâm thực hiện các giải pháp: Tiếp tục thực hiện chủ trương, cơ chế, chính sách về KTTT, HTX. Tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực nguồn nhân lực;   xây dựng bộ máy quản lý KTTT, HTX; tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển KTTT, HTX; xây dựng, củng cố và nhân rộng các mô hình KTTT mới, điển hình tiên tiến...


Thu Thủy

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục