(HBĐT) - "Năm 2021, tác động của dịch Covid-19 cùng với dịch tả lợn châu Phi trên vật nuôi, giá cả đầu vào tăng cao, nhu cầu tiêu dùng giảm thấp, nhiều lao động mất việc làm, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống Nhân dân và việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của huyện. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, KT-XH của huyện tiếp tục có chuyển biến tích cực, đạt được kết quả khá toàn diện với 15/17 chỉ tiêu KT-XH đạt và vượt so với kế hoạch đề ra” - đồng chí Bùi Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy chia sẻ.
Gia đình chị Bùi Thị Huê, xóm Hổ 1, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) đầu tư chăn nuôi gà cho thu nhập 270 triệu đồng/năm.
Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có bước phát triển tích cực. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt trên 1.528 tỷ đồng, tăng 1,91% so với kế hoạch, tăng 9,6% so với năm 2020. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay huyện có 6 xã đạt chuẩn (bằng 60% tổng số xã), không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí; bình quân đạt 17,4 tiêu chí/xã.
Đối với công tác cải cách hành chính, huyện được đánh giá xếp thứ 2 toàn tỉnh. Đó là kết quả của việc huyện tiếp tục chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt, toàn diện, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, tổ chức. Tiếp tục triển khai thực hiện đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã, hoàn thiện hệ thống một cửa hiện đại đối với các xã, thị trấn. Triển khai giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đạt chỉ tiêu UBND tỉnh giao.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng huyện đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp để tăng thu ngân sách Nhà nước. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 186 tỷ đồng, đạt 141% dự toán tỉnh giao, 110,7% chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện. Thu ngân sách địa phương ước đạt 627,744 tỷ đồng, đạt 127,2% dự toán UBND tỉnh giao, đạt 118,6% chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện.
Công tác thu hút đầu tư tiếp tục được đẩy mạnh, tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp. Năm 2021, huyện thành lập mới 17 doanh nghiệp, 5 chi nhánh văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Đến nay, trên địa bàn huyện có 153 doanh nghiệp, 110 chi nhánh, văn phòng đại diện, tổng số vốn điều lệ khoảng 2.000 tỷ đồng. Mở rộng khu công nghiệp Lạc Thịnh với diện tích tăng thêm khoảng 559 ha (từ 220 ha lên 779 ha); dịch vụ nghỉ dưỡng (FLC) với diện tích quy hoạch 705 ha. Hình thành nhiều mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, ký kết hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xoá đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.
Trong phòng, chống dịch bệnh, huyện chủ động giám sát các bệnh truyền nhiễm gây dịch, đặc biệt là dịch Covid-19. Cơ sở vật chất tại các khu cách ly tập trung được đảm bảo. Thực hiện nghiêm việc phân luồng khám, cách ly, điều trị bệnh nhân, công tác phòng và kiểm soát lây nhiễm dịch Covid-19 trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho các đối tượng theo quy định.
Năm 2022, huyện tiếp tục thực hiện linh hoạt, hiệu quả "mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phát triển KT-XH. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững; khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tăng cường thu hút đầu tư, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, nâng cao chất lượng phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển văn hóa và thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội, cải thiện đời sống Nhân dân, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất đạt 13,5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 48 triệu đồng. Thu ngân sách Nhà nước đạt 127,5 tỷ đồng. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 20%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1%/năm trở lên. Bình quân tiêu chí nông thôn mới đạt 18,3 tiêu chí/xã.
Xuân Thiên (Trung tâm VH-TT&TT huyện Yên Thủy)
Từ đầu năm đến nay, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) triển khai nhiều giải pháp cụ thể trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Qua đó, đem lại những hiệu quả thiết thực, là động lực để công ty hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và sản xuất, kinh doanh được giao.
Với đặc tính mát, có nhiều loại vitamin và khoáng chất, bột sắn dây không chỉ giúp hạ thân nhiệt cho cơ thể mà còn có tác dụng cải thiện sức khoẻ đường ruột, hỗ trợ giảm cân. Xuất phát từ công dụng của tinh bột sắn dây đối với sức khoẻ và có lợi thế về vùng nguyên liệu dồi dào, HTX liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch (thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn) đã xây dựng thành công sản phẩm tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Để khơi dậy tiềm năng, lợi thế của địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Tân Lạc đã chú trọng xây dựng các sản phẩm OCOP theo hướng phát triển bền vững.
Bằng nhiều giải pháp đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU của Tỉnh ủy về dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), đến tháng 11/2023, huyện Lạc Thủy đã thực hiện dồn đổi được khoảng 610ha. Qua đó dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tạo thuận lợi liên kết sản xuất; ứng dụng KHKT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, gắn với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên địa bàn huyện.
Thời gian qua, cụ thể hóa phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp Hội LHPN huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực. Qua đó góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH, nâng cao đời sống của người dân.
Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lương Sơn đã triển khai đồng bộ các giải pháp đột phá nhằm xây dựng huyện phát triển toàn diện, bền vững, phát huy vai trò là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, huyện Lương Sơn cơ bản đạt tiêu chí đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp thị xã.