(HBĐT) - Trong thời gian dài dịch Covid-19 hoành hành, hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh bị đứt gãy, gián đoạn do nhu cầu thị trường sụt giảm; giá nguyên vật liệu và chi phí đầu vào tăng. Từ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch dẫn đến hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa, cung cấp dịch vụ ngưng trệ cục bộ; việc làm, thu nhập của người lao động gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều DN, HTX khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng do không có tài sản thế chấp, khó thuê mượn đất sản xuất…


Giúp các doanh nghiệp sớm phục hồi và phát triển sản xuất, UBND tỉnh đã chỉ đạo gia hạn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Ảnh chụp tại Công ty CP tre gỗ Hải Hiền, KCN Mông Hóa ( TP Hòa Bình).

Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Nguyễn Cao Sơn từng chia sẻ: Các DN hoạt động tại Hòa Bình chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ nên phải chịu tác động nặng nề trước "cơn bão” Covid-19, nhất là phải đối mặt với khó khăn về vốn đầu tư và lãi suất ngân hàng. Có thời gian dài nhiều DN không thể hoạt động, không làm ra sản phẩm nhưng vẫn phải trả lãi ngân hàng. Do vậy, DN mong mỏi được hỗ trợ trực tiếp bằng lãi suất vay ngân hàng để giảm gánh nặng tài chính.

Tìm hiểu thực tế cho thấy, nhiều DN, nhà đầu tư mong muốn UBND tỉnh tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất để DN, HTX, hộ kinh doanh được tiếp cận và thụ hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch bệnh, cũng như nghiên cứu miễn, giảm, hoãn các khoản đóng góp về thuế, phí, tiền thuê đất cho các DN, HTX ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Thấu hiểu và lắng nghe tiếng nói của DN, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo tập trung tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc đối với DN, HTX; thúc đẩy nhanh việc phục hồi và phát triển hoạt động SX-KD. Đặc biệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 31/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH, Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Đồng thời nhằm sớm vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu KT-XH, các nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2022, tạo đà cho năm 2023, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 43/KH-UBND, ngày 8/3/2022 về triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh. Đối tượng hỗ trợ là người dân, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh; DN, HTX, hộ kinh doanh; các ngành, lĩnh vực tạo động lực phục hồi và phát triển kinh tế.

Các nhiệm vụ, giải pháp đã được đưa ra, trong đó, UBND tỉnh đặc biệt chú trọng việc hỗ trợ phục hồi DN, HTX, hộ kinh doanh. Cụ thể, thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí sẽ hỗ trợ các DN, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh các nhóm hàng, dịch vụ thuộc diện giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022 theo quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị định số 15/2022/NĐ-CP. Tiếp tục miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 theo quy định tại Nghị định số 92/2021/NĐ-CP. Tiếp tục triển khai hỗ trợ người nộp thuế như: Gia hạn nộp thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và tiền thuế đất theo quy định tại Nghị định số 52/2021/NĐ-CP; giảm 30% tiền thuê đất theo quy định tại Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg và giảm 30% thuế thu nhập DN cho các DN, tổ chức được quy định tại Nghị định số 92/2021/NĐ-CP.

Ngoài ra, UBND tỉnh chỉ đạo triển khai hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022 - 2023 thông qua hệ thống ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho DN, HTX, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi trong các ngành quy định tại Nghị quyết số 11/NQ-CP. Triển khai quyết liệt, thiết thực, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ người dân và DN; tiếp tục thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5 - 1% trong 2 năm 2022 - 2023 nhằm chia sẻ khó khăn với DN thuộc các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển, Quỹ Phát triển KH&CN...; tạo thuận lợi cho DN đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN KHCN; mua thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động SX-KD của DN.

Cùng với các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực đang được khẩn trương triển khai trong lĩnh vực bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ việc làm; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh... Tỉnh Hòa Bình tin tưởng các DN, HTX được tiếp sức kịp thời, sớm khôi phục và phát triển mạnh hoạt động SX-KD. Từ đó thúc đẩy các động lực tăng trưởng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025, trong đó tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 9%/năm.


Thu Hiền


Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục