(HBĐT) - Với lợi thế địa bàn có quốc lộ 21A và đường Hồ Chí Minh, dòng sông Bôi đi qua tạo nên mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá, phát triển KT-XH, những năm gần đây, với sự nỗ lực lớn và quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), thu hút đầu tư của huyện Lạc Thuỷ đạt được hiệu quả khá cao.


Xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thu hút đầu tư.

Với lợi thế địa bàn có quốc lộ 21A và đường Hồ Chí Minh, dòng sông Bôi đi qua tạo nên mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá, phát triển KT-XH, những năm gần đây, với sự nỗ lực lớn và quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), thu hút đầu tư của huyện Lạc Thuỷ đạt được hiệu quả khá cao. Xác định công tác bồi thường, GPMB, tái định cư là một trong những phần việc quan trọng phải hoàn thành trước khi các địa phương, đơn vị bàn giao đất cho chủ đầu tư triển khai xây dựng dự án. Với diện tích GPMB lớn, nhiều công trình, dự án trọng điểm và hạng mục đất đai cần phải quy chủ, kiểm đếm, thu hồi phức tạp, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, GPMB các dự án, thúc đẩy thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, phát triển KT-XH.

Dự án khu nhà ở Bến Cát, thị trấn Chi Nê được phê duyệt phương án và dự toán bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tổng số 21,253 tỷ đồng với diện tích 9,5 ha, 153 hộ. Đến nay, huyện đã chi trả cho 150 hộ với số tiền 20,77 tỷ đồng; còn 3 hộ chưa nhận tiền bồi thường hỗ trợ liên quan đến giá bồi thường đất. UBND thị trấn Chi Nê chỉ đạo các ngành, đoàn thể phối hợp cơ quan chuyên môn của huyện tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, cá nhân còn lại nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định và ủng hộ triển khai dự án.

Đây là 1 trong 11 công trình, dự án trọng điểm đang vướng mắc công tác GPMB trên địa bàn huyện. Khó khăn, vướng mắc chung trong GPMB của các công trình, dự án trọng điểm này là một số hộ chưa nhất trí với phương án kiểm đếm, bồi thường, hỗ trợ; có dự án không bố trí được đất tái định cư cho hộ dân sau thu hồi đất…

Theo thống kê, toàn huyện có 68 dự án được tỉnh cấp giấy phép đầu tư, trong đó: 4 dự án du lịch, 13 dự án nông nghiệp, 39 dự án công nghiệp, 7 dự án khai thác khoáng sản, 4 dự án thương mại dịch vụ (có 13 dự án trong cụm công nghiệp). Hiện, có 35 dự án đang sản xuất - kinh doanh, 32 dự án đang thực hiện các thủ tục về đất đai, GPMB, 1 dự án tạm ngừng hoạt động. 

Đồng chí Bùi Trung Kiên, Bí thư Huyện uỷ cho biết: Một trong những điểm nghẽn trong các dự án đầu tư là vấn đề GPMB. Để công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất được người có đất thu hồi đồng thuận, cần đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người sử dụng đất, từ đó đẩy nhanh tiến độ GPMB, thực hiện dự án. Xác định công tác bồi thường GPMB là nhiệm vụ trọng tâm, BTV Huyện uỷ đã kiện toàn Ban chỉ đạo (BCĐ) GPMB các công trình, dự án trên địa bàn huyện gồm 29 đồng chí. BCĐ GPMB huyện đang đẩy nhanh tiến độ GPMB các công trình, dự án trọng điểm, đồng thời tập trung chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối hợp với chủ đầu tư, chính quyền địa phương có công trình được đầu tư xây dựng giải quyết dứt điểm các vướng mắc, nhanh chóng tạo mặt bằng sạch để triển khai xây dựng, góp phần đảm bảo công trình đưa vào sử dụng đúng tiến độ, chất lượng.

Với quan điểm "vướng đến đâu, gỡ đến đó", thời gian tới, Thường trực Huyện ủy dành thời gian xuống các địa phương nơi có dự án nắm bắt tình hình, trực tiếp gặp gỡ, lắng nghe ý kiến, đối thoại với Nhân dân nhằm giải quyết kịp thời các kiến nghị của người dân. UBND huyện tập trung chỉ đạo UBND các xã, thị trấn phối hợp các cơ quan liên quan tháo gỡ khó khăn, xác nhận nguồn gốc đất để đơn vị chuyên môn làm cơ sở lập phương án bồi thường. Yêu cầu UBND các xã, thị trấn phối hợp tổ công tác xử lý vi phạm của huyện, tích cực ngăn chặn, xử lý hành vi cố tình xây dựng, tạo lập trái phép tài sản, vật kiến trúc trên đất; nghiên cứu, đề xuất các biện pháp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ GPMB các công trình, dự án. Việc bồi thường GPMB, tái định cư bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; động viên, thuyết phục Nhân dân chấp hành pháp luật về đất đai, vận động để người dân hiểu, đồng tình ủng hộ công tác GPMB. Kiên quyết tổ chức thực hiện cưỡng chế đối với trường hợp người dân cố tình không chấp hành việc thu hồi đất, không bàn giao đất, đòi hỏi bồi thường, hỗ trợ ngoài quy định của Nhà nước.

 Đinh Thắng

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục