(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có địa hình phức tạp, nhiều đồi núi, độ dốc lớn nên nguy cơ sạt lở đất, đá và các tuyến giao thông rất cao, nhất là vào mùa mưa lũ. Theo đó, địa phương đã chủ động triển khai nhiều phương án ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, đảm bảo giao thông thông suốt trên địa bàn.


Hiện nay, huyện Đà Bắc cho cắm hàng loạt biển cảnh báo tại các khu vực có nguy cơ sạt lở cao. Ảnh chụp tại xã Nánh Nghê (Đà Bắc).

Nhiều năm, huyện thường xuyên chịu ảnh hưởng lớn do thiên tai gây ra. Điển hình như trận mưa kéo dài từ ngày 9 - 11/10/2017 khiến nước dâng cao ở các ngầm, tỉnh lộ 433 sạt lở ở nhiều nơi, 14 xã vùng cao của huyện bị chia cắt, cô lập. Gần đây, vào sáng 17/10/2021, tại địa bàn xóm Tát, xã Tân Minh xảy ra sạt lở đất, vùi lấp, làm sập hoàn toàn 1 ngôi nhà khiến 1 người chết, 3 người bị thương.

Theo thống kê của Phòng NN& PTNT huyện, trong 2 năm 2018 - 2019, có 18 tuyến giao thông xã, xóm bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ với tổng mức thiệt hại khoảng 80 tỷ đồng. Năm 2021, ảnh hưởng cơn bão số 7, 8, các tuyến đường huyện, xã, trục thôn xóm, đường khu sản xuất bị ảnh hưởng như: Sạt lở taluy âm, dương; phá hủy ngầm, cống… Huyện đã nỗ lực sửa chữa, khắc phục các tuyến giao thông thiệt hại do thiên tai, tuy nhiên, với nguồn ngân sách eo hẹp, đến nay vẫn chưa thể khắc phục triệt để.

Hiện nay, huyện có trên 1.300 km đường bộ, trong đó có 10 tuyến đường huyện, 32 tuyến đường trục xã, tỷ lệ cứng hóa đạt 83%. Toàn huyện có 24 cầu, 32 ngầm. Cùng cán bộ Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện trong 1 chuyến khảo sát, chúng tôi thấy rõ những nguy hiểm tiềm ẩn trên các tuyến giao thông.

Đồng chí Đoàn Tiến Quyết, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện cho biết: Do địa hình phức tạp nên các trục đường ngang như các dải xương sườn đều bắt vào tuyến đường tỉnh 433. Hệ thống giao thông địa phương quanh co, đèo dốc, tỷ lệ cứng hoá mặt đường còn thấp, nhiều cống, ngầm và các công trình thoát nước, kè chống sụt lở, khi mưa lũ rất hay bị phá huỷ do địa hình đồi núi, địa chất không ổn định. Do đó, khi xảy ra sạt lở tại tuyến đường chính, nhiều xã vùng cao có nguy cơ bị cô lập hoàn toàn, việc giao lưu, đi lại của nhân dân trong huyện rất khó khăn, hạn chế.

Nhằm chủ động ứng phó, trước khi bước vào mùa mưa bão năm 2022, UBND huyện đã phê duyệt phương án phòng, chống thiên tai đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn huyện. Đồng thời, cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh, chỉ đạo các ngành liên quan và địa phương trong huyện thực hiện công tác phòng chống, khắc phục hậu quả bão, lũ trên các tuyến đường giao thông, nhất là tại các vị trí cầu, ngầm xung yếu. Huyện cũng yêu cầu các địa phương chủ động xây dựng phương án phòng, chống thiên tai, lấy phòng ngừa là chính. Khi mưa bão xảy ra, các địa phương phải kịp thời nắm bắt tình hình và số liệu thiệt hại, báo cáo về cơ quan thường trực của huyện để có phương án xử lý...

Đồng chí Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện cho biết thêm: Hiện nay, huyện tiếp tục tăng cường kiểm tra và có biện pháp sửa chữa, gia cố những vị trí xung yếu như những đoạn đường nền yếu, taluy dễ sạt lở; gia cố lòng cầu, cống, mặt - sân ngầm tràn; chuẩn bị vật liệu dự phòng như đá hộc, rọ thép, dầm I, ván mặt cầu... tập kết tại các vị trí trung tâm dễ lấy, dễ vận chuyển. Đồng thời, chuẩn bị nhân lực và thiết bị máy móc thường trực ở những vị trí xung yếu, khi cần thiết có thể ứng cứu được ngay. Tại các vị trí sạt lở, UBND huyện cùng các đơn vị liên quan tiếp tục huy động lực lượng tổ chức trực 24/24h. Tại khu vực cầu tràn, ngập sâu, có biện pháp rào chắn, cảnh báo không cho người, phương tiện lưu thông qua lại cho đến khi đảm bảo an toàn...


Minh Vũ


Các tin khác


Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục