(HBĐT) - Báo cáo  do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày tại Kỳ họp thường lệ giữa năm 2022, HĐND tỉnh khóa XVII.


Kính thưa Chủ tọa kỳ họp

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh!

Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh, các vị khách quý và cử tri, nhân dân các dân tộc trong tỉnh!


 Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày Báo cáo tóm tắt của UBND tỉnh .

Được sự phân công của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, tôi xin trình bày tóm tắt Báo cáo bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2022; Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2022, như sau:

PHẦN I

BỔ SUNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN

KINH TẾ – XÃ HỘI NĂM 2021

Sau khi rà soát, cập nhật kết quả thực hiện thực tế các tháng cuối năm 2021, về tổng quan, trong tổng số 19 chỉ tiêu chủ yếu thì có 15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; có 4 chỉ tiêu không đạt kế hoạch (Gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế; GRDP bình quân đầu người; tổng đầu tư toàn xã hội; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế).

Đối với các chỉ tiêu chủ yếu, so với Báo cáo số 386/BC-UBND ngày 23/11/2021 trình tại kỳ họp thứ 4, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, có 07 chỉ tiêu đạt kết quả cao hơn so với số đã báo cáo (Gồm: Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 5.615 tỷ đồng, tăng 545 tỷ đồng so với số đã báo cáo; Năng suất lao động đạt 102,85 triệu đồng/lao động, tăng thêm 6,85 triệu đồng/lao động so với số đã báo cáo; Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,36%, giảm thêm 0,36% so với số đã báo cáo; Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 59,54%, tăng thêm 2,13% so với số đã báo cáo; Có 09 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng thêm 03 xã so với số đã báo cáo; trung bình số tiêu chí nông thôn mới trên 1 xã đạt 15,5 tiêu chí; Tỷ lệ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để đạt 100%, tăng thêm 40% so với số đã báo cáo và 01 chỉ tiêu tuy đạt kết quả cao hơn so với số đã báo cáo nhưng vẫn không đạt kế hoạch đã đề ra, đó là chỉ tiêu Tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thực hiện năm 2021 đạt 17.990 tỷ đồng, tăng thêm 885 tỷ đồng so với số đã báo cáo). Có 09 chỉ tiêu không đổi và 03 chỉ tiêu giảm so với số đã báo cáo đồng thời không đạt kế hoạch đề ra (Gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm từ 3,07% xuống 2,66%; GRDP bình quân đầu người giảm từ 61,5 triệu đồng/người xuống 60,91 triệu đồng/người; Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế giảm từ 95,19% xuống 87,51%).

PHẦN II

TÌNH HÌNH KT - XH 6 THÁNG ĐẦU NĂM, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

6 THÁNG CUỐI NĂM 2022

I. Tình hình kinh tế

1. Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm ước tính tăng 5,13% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,63%; công nghiệp - xây dựng tăng 6,17% (riêng công nghiệp tăng 7,44%); dịch vụ tăng 7,32%; thuế sản phẩm giảm 11,45%.

2. Kết quả thực hiện trên một số ngành, lĩnh vực chủ yếu

(1) Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và xây dựng nông thôn mới

Diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 104,3% kế hoạch, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước. Các mô hình liên kết sản xuất, chuỗi giá trị trong sản xuất trồng trọt tiếp tục đem lại hiệu quả tích cực. Tình hình chăn nuôi nhìn chung phát triển ổn định; Công tác chăm sóc, khoanh nuôi và phát triển rừng được quan tâm; đã trồng được trên 2.889 ha rừng tập trung, đạt 50% kế hoạch năm và 408 nghìn cây phân tán, đạt 45% kế hoạch năm. Nuôi trồng thủy sản trên 2,7 nghìn ha diện tích mặt nước và trên 4,7 nghìn lồng nuôi cá; sản lượng thu hoạch ước đạt 6,16 nghìn tấn. Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh. Đến nay đã có 65 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 50,4% tổng số xã trên địa bàn. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục được triển khai theo kế hoạch.

(2) Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Sáu tháng đầu năm chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 25.637 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước. Đối với nhóm sản xuất và phân phối điện, sản lượng điện sản xuất ước đạt 4.136,2 triệu KWh, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm trước, bằng 48,5% so với kế hoạch năm.

(3) Thương mại, giá cả, các dịch vụ khác

Hoạt động thương mại và dịch vụ 6 tháng đầu năm khá sôi động, các hoạt động dịch vụ giải trí và du lịch lữ hành hoạt động tốt. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm ước đạt 27.230 tỷ đồng, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước, bằng 51,9% kế hoạch năm.

Giá trị xuất khẩu ước đạt 702,63 triệu USD, tăng 21,38% so với cùng kỳ năm trước, bằng 48,9% so với kế hoạch năm; nhập khẩu ước đạt 533,46 triệu USD, tăng 5,83% so với cùng kỳ năm trước, bằng 48,63% so với kế hoạch năm.

Tổng khách du lịch đến tỉnh Hoà Bình trong 6 tháng đầu năm ước đạt 1,68 triệu lượt khách, tăng 99,6% so với cùng kỳ năm trước, bằng 65% kế hoạch năm; tổng doanh thu ước đạt 1.900 tỷ đồng, bằng 79,1% kế hoạch năm..

(4) Đầu tư phát triển

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2022 được Thủ tướng Chính phủ giao là 3.393,9 tỷ đồng; số vốn đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua là 4.192,8 tỷ đồng, đã phân bổ, giao chi tiết đến từng dự án, số vốn đạt 100% kế hoạch vốn Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công đến ngày 31/5/2022 được 777,1 tỷ đồng, đạt 23% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 19% kế hoạch vốn đã được giao chi tiết cho các dự án. Ước 6 tháng đầu năm 2022, tỷ lệ giải ngân đạt 50% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 40% kế hoạch vốn đã được giao chi tiết cho các dự án.

(5) Tài chính, ngân hàng

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 3.257,2 tỷ đồng, bằng 84% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 51% so với Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước. Có 11/18 khoản thu tăng so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt thu tiền sử dụng đất ước đạt 1.633,4 tỷ đồng, tăng 457% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 7.561,6 tỷ đồng, bằng 62% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 52% so với Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh.

Ước đến 30/6/2022, tổng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng đạt 35.871 tỷ đồng, tăng 7% so với cuối năm 2021. Tổng dư nợ toàn địa bàn đạt 31.475 tỷ đồng, tăng 7,4% so với 31/12/2021.

(6) Phát triển các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, thu hút đầu tư

Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh ước có 255 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 7.350 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước, số lượng doanh nghiệp cấp mới tăng 1,2%, số vốn đăng ký tăng 0,48%. Có 29 dự án đầu tư trong nước được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 10.812 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có tổng số 681 dự án; trong đó có 104 dự án đầu tư trong các Khu công nghiệp.

(7) Công tác quản lý nhà nước về xây dựng, phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật, quản lý nhà và thị trường bất động sản được đẩy mạnh; đến nay, tỷ lệ đô thị hóa ước đạt 33,42%, tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 91,5%. Công tác quản lý đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng các công trình được chú trọng.

II. Tình hình văn hóa - xã hội

1. Công tác giáo dục và đào tạo

Chỉ đạo các đơn vị, trường học triển khai thực hiện nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện đúng chương trình dạy và học theo quy định; tổ chức và tham gia thành công các kỳ thi, hội thi của ngành qua đó chất lượng giáo dục mũi nhọn được khẳng định và có chuyển biến tích cực, chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ sở từng bước được nâng cao.

2. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Hot động khám, cha bnh và chăm sóc sc khe cho nhân dân được đảm bo. Công tác phòng, chống dịch bệnh được triển khai tích cực. Chủ động giám sát các bệnh truyền nhiễm gây dịch trên địa bàn; tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia, Chính phủ, Bộ Y tế; Xây dựng và thực hiện Kế hoạch tổ chức Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân cho toàn bộ trẻ em và người lớn có chỉ định trên địa bàn tỉnh. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ sức khỏe bà mẹ - trẻ em và phòng chống HIV/AIDS được quan tâm.Công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm.

3. Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao

Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, cổ động, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, nhất là các hoạt động, chương trình mừng Đảng – mừng Xuân, kỷ niệm các ngày lễ lớn và phục vụ các sự kiện chính trị của đất nước, địa phương. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh. Tổ chức Đại hội thể dục thể thao các cấp tỉnh Hòa Bình lần thứ VII năm 2022. Chuẩn bị tốt các điều kiện về chuyên môn kỹ thuật, cơ sở vật chất và đăng cai tổ chức thành công môn đua Xe đạp trong chương trình Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) 31.

4. Lao động việc làm, đảm bảo an sinh xã hội

Công tác tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn, vệ sinh lao động của người lao động tiếp tục được quan tâm. Sáu tháng đầu năm đã giải quyết việc làm trong nước cho 9.238 người, đạt 57% kế hoạch năm; xuất khẩu lao động đạt 21% kế hoạch năm; đã tuyển sinh đào tạo nghề được 6.213 người.

Công tác đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm thực hiện và đạt kết quả khá; công tác hỗ trợ, thăm hỏi tặng quà cho các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, đồng bào sinh sống tại các xã vùng khó khăn... được các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tốt, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

Công tác cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, giải quyết các chế độ chính sách cho người tham gia kịp thời. Ước đến hết 30/6/2022, tổng số người tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) là 92.450 người; tổng số người tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) là 773.000 người (đạt 88,82% dân số toàn tỉnh); tổng số người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 68.750 người.

5. Hoạt động thông tin truyền thông, phát thanh truyền hình được tăng cường, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, kịp thời tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin tiếp tục được triển khai ứng dụng mạnh mẽ, có hiệu quả.

III. Công tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính, thanh tra, tư pháp

Tổ chức bộ máy và hoạt động của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và các huyện, thành phố cơ bản ổn định. Công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao chất lượng công vụ được đẩy mạnh. Công tác tuyển dụng, tiếp nhận thuyên chuyển, điều động công chức, viên chức được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Công tác cải cách hành chính được chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, chất lượng hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công được nâng lên, giải quyết kịp thời nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Toàn ngành Thanh tra đã triển khai 36 cuộc thanh tra hành chính (trong đó 03 cuộc thanh tra đột xuất), hoàn thiện 04 cuộc thanh tra năm 2021 chuyển sang, tiến hành 16 cuộc thanh tra và 47 cuộc kiểm tra chuyên ngành; Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu lại tố cáo.

Các công tác thuộc lĩnh vực tư pháp được tăng cường và triển khai thực hiện đúng kế hoạch.

IV. Nhiệm vụ Quốc phòng, an ninh và đối ngoại

Các lực lượng chức năng luôn thực hiện nghiêm nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu. Chủ động phối hợp với các lực lượng giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, cơ quan, đơn vị bảo đảm an toàn tuyệt đối. Công tác xây dựng lực lượng tiếp tục được nâng cao. Làm tốt công tác chính sách hậu phương quân đội và quản lý công trình quốc phòng khu quân sự.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định. Lực lượng an ninh đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các phương án, kế hoạch bảo đảm an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến thăm và làm việc tại tỉnh; tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp, mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông và tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm an toàn giao thông được tăng cường.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả đường lối đối ngoại và mở rộng quan hệ quốc tế để tranh thủ nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

V. Khó khăn, hạn chế

Kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2022 đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như:

- Trong những tháng đầu năm tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh có diễn biến phức tạp, số ca nhiễm tăng nhanh đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt, lao động và sản xuất của người dân, doanh nghiệp.

- Trên địa bàn tỉnh vẫn còn xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi, bên cạnh đó công tác tổ chức tiêm phòng tại một số địa phương thực hiện còn dàn trải, kéo dài, kết quả tiêm vắc xin chưa đáp ứng được yêu cầu trong phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Giá vật tư nông nghiệp tăng cao đặc biệt là các mặt hàng phân bón làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc cây trồng, nhất là các vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu.

- Kết quả sản xuất lĩnh vực công nghiệp khai khoáng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn khó khăn (đã có 120 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh và 25 doanh nghiệp giải thể tự nguyện).

- Thu ngân sách nhà nước còn gặp khó khăn (dự kiến các khoản giảm thu trong năm 2022 theo các chế độ, chính sách của Trung ương so với dự toán giao khoảng 311 tỷ đồng).

- Kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công còn thấp, công tác giải phóng mặt bằng của một số dự án còn vướng mắc, khó khăn dẫn đến chậm tiến độ theo yêu cầu.

- Chất lượng giáo dục chuyển biến chậm, còn có sự chênh lệch giữa các vùng. Học sinh các cấp tại một số địa phương phải tạm nghỉ học để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch đã ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy, chất lượng đào tạo. Cơ sở vật chất tại một số trường chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số địa phương còn hạn chế, vẫn còn có cơ sở vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Công tác mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình còn hạn chế.

- Tại một số địa phương vẫn còn xảy ra tình trạng khiếu kiện phức tạp, đông người, kéo dài, nhất là trong lĩnh vực đất đai; việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật một số vụ việc chưa dứt điểm, còn để kéo dài.

- Một số loại tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy, tội phạm xâm phạm tình dục phụ nữ, trẻ em, trộm cắp tài sản còn phức tạp tại một số địa bàn. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở một số nơi chưa có chiều sâu.

VI. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022

Báo cáo cũng đã đề ra 18 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong 6 tháng cuối năm 2022, trong đó một số giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện đó là:

1. Triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Kịch bản tăng trưởng các quý còn lại của năm 2022.Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đầu tư công năm 2023.

2. Tập trung tháo gỡ khó khăn thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là doanh nghiệp chủ lực trong lĩnh may mặc, sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng,...

3. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, công tác quản lý thị trường tạo điều kiện thúc đẩy thương mại nội địa và xuất khẩu. Triển khai đồng bộ, linh hoạt các chính sách kích cầu, phục hồi du lịch. Thúc đẩy quảng bá, xúc tiến du lịch, đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, riêng biệt, có khả năng cạnh tranh cao.

4. Tập trung thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Định kỳ đối thoại với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, kịp thời giải quyết và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đặc biệt là 13 dự án trọng điểm dự kiến khởi công trong năm 2022.

5. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, đảm bảo giải ngân hết nguồn vốn đầu tư công được giao năm 2022. Tập trung chỉ đạo, giải quyết những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng; tăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm.

6. Thực hiện tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách. Đảm bảo thu ngân sách nhà nước là 6.410 tỷ đồng, theo kế hoạch được giao, đặc biệt là nguồn thu sử dụng đất, thu từ sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ, quản lý chặt chẽ việc bán đấu giá tài sản nhà nước

7. Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn.

PHẦN III

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

6 THÁNG ĐẦU NĂM

Ngay từ đầu năm, công tác thu NSNN đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ ðạo của Tỉnh ủy, HÐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố; sự nỗ lực vượt qua khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong tỉnh. Ban Chỉ đạo đôn đốc thu ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện thường xuyên nắm tình hình, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ, đôn đốc việc thực hiện thu nộp NSNN và kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự toán thu năm 2022. Kết quả cụ thể, như sau:

I. Kết quả thu, chi ngân sách nhà nước

1. Thu ngân sách Nhà nước

Dự kiến đến hết ngày 30/6/2022, thu NSNN ước thực hiện đạt 3.257,2 tỷ đồng, bằng 84% so với dự toán TTCP giao và đạt 51% so với Nghị quyết HĐND tỉnh giao, tăng 61% so với thực hiện cùng kỳ năm trước.

2. Thu ngân sách địa phương

Thu ngân sách địa phương ước thực hiện hết tháng 6/2022 đạt 8.832,2 tỷ đồng, bằng 73% so với dự toán TTCP và 61% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao, tăng 56% so với thực hiện cùng kỳ.

3. Chi ngân sách địa phương

Chi ngân sách địa phương ước thực hiện hết tháng 6/2022 đạt 7.561,6 tỷ đồng, bằng 62% so với dự toán TTCP giao và 52% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh, bằng 110% so với thực hiện cùng kỳ.

4. Tình hình sử dụng nguồn dự phòng ngân sách cấp tỉnh

Nguồn dự phòng ngân sách tỉnh được giao đầu năm là 135,5 tỷ đồng, trong những tháng đầu năm được quản lý chặt chẽ, số đã sử dụng tính đến hết ngày 30/6/2021 là 49 tỷ đồng, bằng 36,16% dự toán giao. Trong thời gian tới, nguồn dự phòng tiếp tục được quản lý sử dụng một cách thận trọng, dùng để phòng chống dịch bệnh, thiên tai và thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách phát sinh ngoài dự toán.

5. Tình hình thực hiện vay và trả nợ các khoản vay của NSÐP

Dự kiến đến hết năm 2022, số liệu vay nợ của địa phương như sau: Số dý nợ đầu kỳ 01/01/2022: 239,6 tỷ đồng. Số kế hoạch huy động vay trong năm 2022: 53,7 tỷ đồng. Số kế hoạch trả nợ trong năm 2022: 12,5 tỷ đồng. Số huy động vay đến ngày 30/6/2022: 8,5 tỷ đồng. Số trả nợ gốc đến 30/6/2022: 5,4 tỷ đồng. Số dý nợ đến 30/6/2022: 242,7 tỷ đồng. Số dý nợ theo kế hoạch đến 31/12/2022: 280,8 tỷ ðồng.

Kính thưa quý vị đại biểu!

Trong bối cảnh tỉnh ta còn nhiều khó khăn, thách thức, nhiệm vụ thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 06 tháng cuối năm 2022 là rất nặng nề. Với tinh thần, ý chí quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nhất định chúng ta sẽ sớm phục hồi và phát triển KT-XH, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, đưa tỉnh Hòa Bình vững bước tiến lên trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển.

Ủy ban nhân dân tỉnh trân trọng đề nghị và mong tiếp tục nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy; sự quan tâm, ủng hộ và giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, cử tri và toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh để cùng Ủy ban nhân dân tỉnh quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH mà Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân đã giao.

Xin trân trọng cảm ơn Hội đồng nhân dân tỉnh, các đồng chí nhân dân trong tỉnh./.


Các tin khác


Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Huy động trên 11 nghìn ngày công làm công tác dân vận

Thực hiện công tác dân vận, trong 5 năm qua (2019 - 2024), LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tổ chức 47 đợt "Hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận”. Qua đó huy động 11.132 ngày công của CB,CS, trên 1.000 lượt phương tiện tham gia giúp dân lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà ở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục