(HBĐT) - Với khát vọng vươn lên trở thành 1 trong 3 doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản lớn nhất cả nước, thời gian qua, Công ty CP Kim Bôi, khu Vai, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm; tăng cường kết nối, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường. Trong năm nay, công ty đăng ký 2 sản phẩm OCOP 5 sao, góp phần nâng tầm chất lượng nông sản đặc trưng của tỉnh, thực hiện hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.


Sản phẩm măng của Công ty CP Kim Bôi (Lạc Thủy) được sơ chế, đóng gói trên dây chuyền khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để có thể bảo tồn, phát triển sản phẩm có nguồn gốc của địa phương, nâng cao giá trị nông sản cũng như tăng thu nhập cho nông dân, Công ty CP Kim Bôi lựa chọn cây măng là nguyên liệu chủ lực để sản xuất, chế biến các sản phẩm. Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, sáng tạo, hiện công ty đã đưa ra thị trường 25 sản phẩm thực phẩm chế biến, sản phẩm măng sơ chế và chế biến; xây dựng được 2 cơ sở sản xuất, chế biến đóng trên địa bàn huyện Kim Bôi và Lạc Thủy. Các sản phẩm đều được sản xuất với quy trình khép kín, theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018; được sơ chế, chế biến, luộc chín, diệt khuẩn và đóng túi hút chân không, thanh trùng cả bao bì, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm (ATTP) của EU và được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài hàng nghìn tấn mỗi năm.

Để sản phẩm đáp ứng đủ yêu cầu đăng ký sản phẩm OCOP 5 sao, từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến khâu chế biến, bảo quản, toàn bộ dụng cụ, máy móc sản xuất của công ty đều tuân thủ các quy định, yêu cầu đảm bảo vệ sinh ATTP. Đối với sản phẩm măng chua thái sẵn, những củ măng rừng tươi đạt tiêu chuẩn, kích thước mới được chọn lọc và đưa vào sản xuất. Măng củ được cắt tỉa, tạo hình và ủ muối, để lên men tự nhiên trong khoảng thời gian quy định; sơ chế và đóng gói trên dây chuyền khép kín đảm bảo tuyệt đối về vệ sinh ATTP; đóng gói với trọng lượng 300g/gói. Với nguyên liệu tự nhiên, quy trình sản xuất nghiêm ngặt, măng có màu trắng, không bị thâm, hương vị đặc trưng, khi ăn đảm bảo độ giòn, vị chua tự nhiên, thích hợp dùng để ăn kèm với các món như bún, phở, cơm hoặc dùng để chế biến các món xào, nấu canh...

Khác với măng chua thái sẵn, sản phẩm măng khô nấu ngay có công đoạn chế biến cầu kỳ hơn với 7 bước gồm: Ngâm măng trước khi cắt tỉa, cắt tỉa tạo hình, ngâm xả, luộc chín, đóng túi, thanh trùng và làm nguội, lau khô. Nguyên liệu chính để chế biến sản phẩm là măng nứa - một loại nông sản giàu dinh dưỡng đã khá quen thuộc với hầu hết người dân khu vực miền núi. Măng nứa khô nấu ngay được đóng túi 500g; được ngâm trong dung dịch nước đun sôi, muối và axit citric trước khi đóng gói, không sử dụng các chất bảo quản độc hại nên rất an toàn cho sức khoẻ người sử dụng. Từ măng khô có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn như canh măng, bún xáo măng, măng hầm chân giò...

Ông Nguyễn Văn Đề, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Kim Bôi cho biết: Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp của tỉnh nên các sản phẩm của công ty đều được cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ về chất lượng. Cả 2 sản phẩm đăng ký OCOP 5 sao cũng đã được xuất khẩu với các đơn hàng lớn mỗi năm và nhận được nhiều phản hồi tích cực. Do đó, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi mua và sử dụng. Ngoài tập trung hoàn thiện các tiêu chí về chất lượng, bao bì sản phẩm, công ty tăng cường quảng bá hình ảnh, thu hút khách hàng quan tâm mua sản phẩm thông qua website kimboi.vn. Công ty hy vọng, sự nỗ lực trong việc thực hiện hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm góp phần giữ gìn, phát triển thương hiệu măng Hòa Bình luôn nhận được sự ủng hộ, đồng hành và hỗ trợ của người dân, chính quyền và các phòng, ban chuyên môn tại địa phương, để các sản phẩm được đánh giá một cách khách quan và đạt kết quả cao nhất.


Thu Hằng


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục