(HBĐT) - Công ty cổ phần Biopharm Hoà Bình tại tổ 17, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) được thành lập tháng 7/2013. Đây là doanh nghiệp khoa học - công nghệ (KH-CN) đầu tiên của tỉnh, chuyên nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao quy trình công nghệ nhân giống nuôi trồng các loại cây dược liệu, nấm dược liệu. Trải qua những thử thách ban đầu, bằng bản lĩnh, tâm huyết, trí tuệ và không ngừng nỗ lực, công ty đã khẳng định được uy tín, là đối tác tin cậy.

 


Giám đốc Công ty CP Biopharm Hòa Bình Đặng Thị Phương Hảo kiểm tra sự phát triển của đông trùng hạ thảo trong phòng nuôi cấy mô của công ty.

Khi thành lập, công ty mạnh dạn đi theo hướng đầu tư, nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi cấy mô (invitro) trong nhân giống, nuôi trồng các loại cây dược liệu quý hiếm. Để có cơ sở, công ty đã đầu tư các trang thiết bị (tủ cấy vô trùng, nồi hấp áp lực cao…), vườn ươm. Thời điểm năm 2013, đây là lĩnh vực được đánh giá là mới, khó, vì ở khu vực miền Bắc và tại Hòa Bình chưa có doanh nghiệp dược nào chọn hướng này.

Tháng 1/2014, công ty bắt tay thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Quy trình nhân giống và nuôi trồng đông trùng hạ thảo trên chất hữu cơ. Trải qua nhiều khó khăn, thử thách, đến tháng 5/2015, đề tài đã hoàn thành, được Hội đồng khoa học cấp tỉnh thẩm định, đánh giá công nhận kết quả nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở đó, công ty đã sản xuất giống và nuôi trồng thành công mỗi năm vài trăm kg nấm đông trùng tươi là nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng cho một số công ty dược uy tín. Để khẳng định chất lượng, tác dụng, công ty thường xuyên đưa mẫu thành phẩm đi kiểm tra hoạt chất ở các viện, trung tâm phân tích thuộc Bộ Y tế và đều cho kết quả hoạt chất theo dược điển cao, ổn định. Năm 2015, công ty đã ký hợp đồng với Đại học Y Hà Nội nghiên cứu về tác dụng của đông trùng hạ thảo do đơn vị sản xuất. Sau khi cho kết quả tốt, công ty đã đăng ký 2 sản phẩm sản xuất từ nấm đông trùng hạ thảo nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân. Năm 2020, sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo của công ty được UBND tỉnh chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao.

Bên cạnh đó, công ty đã nghiên cứu thành công quy trình nhân giống, nuôi trồng hơn 20 loại cây dược liệu quý khác bằng công nghệ invitro. Điển hình như: Lan thạch hộc bản địa Hòa Bình, ba kích tím, cà gai leo, giảo cổ lam, khôi tía, nưa konjac, thông đất, nhân sâm, thành ngạch, hoài sơn, hoàng tinh đỏ... Đồng thời, thu thập bảo tồn và phát triển được hơn 200 loài cây dược liệu trên diện tích 7 ha, trong đó hơn 10 loài cây nằm trong sách đỏ.

Từ chất lượng vượt trội của công nghệ mới, nhiều đơn vị, tổ chức trong, ngoài tỉnh đã đặt hàng chuyển giao quy trình sản xuất. Đến nay đã chuyển giao được hơn 10 quy trình công nghệ nhân giống và nuôi trồng cây dược liệu cho các đơn vị như: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Lạng Sơn, Nghệ An, Hải Phòng; Vườn Quốc gia Cát Bà; Ban quản lý Dự án giảm nghèo huyện Yên Thủy, Tân Lạc; Công ty dược liệu Vân Hồ, tỉnh Sơn La; Công ty Traphaco... Hiệu quả trong sản xuất, tiêu thụ, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là những phản hồi tích cực từ các đơn vị tiếp nhận chuyển giao, minh chứng cho kết quả, uy tín của công ty. Đặc biệt, sản phẩm cà gai leo của huyện Yên Thuỷ gây dựng được thương hiệu với vùng dược liệu vài trăm ha, giúp người dân giảm nghèo bền vững là kết quả của quá trình liên kết chuyển giao quy trình công nghệ nuôi trồng và tiêu thụ sản phẩm giữa Công ty Biopharm với Ban quản lý Dự án giảm nghèo huyện.

Sự an toàn, tác dụng của sản phẩm trong chăm sóc sức khoẻ và những giá trị lâu bền từ kết quả nghiên cứu, chuyển giao giúp người dân giảm nghèo bền vững đã khẳng định hiệu quả hoạt động của công ty. Hiện nay, công ty cũng đã thành lập được chi nhánh chuyên nghiên cứu các sản phẩm bảo vệ sức khỏe (Viện khoa học sức khỏe Green Vital). Tiếp tục tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước.

Thành công của Biopharm trong lĩnh vực khoa học ứng dụng đã đóng góp cho khoa học, lý luận và thực tiễn. Trong đó phải kể đến tâm huyết của Giám đốc Đặng Thị Phương Hảo đã tham gia và trực tiếp làm chủ nhiệm 2 dự án KH-CN cấp Nhà nước, 2 đề tài KH-CN cấp tỉnh, có một số công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí. Ngoài ra, bà còn đoạt 1 giải nhất, 2 giải nhì tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh, được nhận bằng khen của UBND tỉnh, được tôn vinh là trí thức KH-CN tiêu biểu. Bà Hảo chia sẻ: Công ty được các đối tác uy tín trong nước, trong tỉnh hợp tác và được tỉnh ghi nhận. Sự tin tưởng, khích lệ này là động lực để công ty tiếp tục nỗ lực thực hiện mục tiêu, định hướng nghiên cứu, ứng dụng, phát triển sản xuất vì sức khỏe cộng đồng.

C.L


 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục