(HBĐT) - Khắc phục tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công (GNVĐTC) là tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khi đánh giá về công tác GNVĐTC năm nay. Tính đến đầu tháng 9, so với bình quân chung cả nước, mặc dù tỷ lệ GNVĐTC của Hòa Bình đạt khá, nhưng so với yêu cầu và kế hoạch đề ra thì kết quả còn rất chậm.



Năm 2022, dự án đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) kết nối quốc lộ 6 được giao vốn 150 tỷ đồng, hiện đã giải ngân đạt 93%.

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN năm 2022 của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao 3.953,7 tỷ đồng; số vốn đã được HĐND tỉnh thông qua trong kế hoạch ĐTC năm nay là 4.752,6 tỷ đồng. UBND tỉnh đã sớm phân bổ và giao chi tiết đến từng dự án đạt 100% kế hoạch vốn (KHV) đã được HĐND tỉnh thông qua. Cụ thể, vốn ngân sách địa phương 2.668,5 tỷ đồng (trong cân đối ngân sách tỉnh 1.869,7 tỷ đồng; vốn tăng thu ngân sách địa phương 798,9 tỷ đồng); vốn ngân sách T.Ư 2.084 tỷ đồng (vốn trong nước 1.101,6 tỷ đồng, vốn nước ngoài 422,6 tỷ đồng, vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) 559,8 tỷ đồng).

Trong giai đoạn hiện nay, việc GNVĐTC có vai trò quan trọng tới phục hồi, phát triển KT-XH, thúc đẩy tăng trưởng, khơi thông dòng chảy thu hút đầu tư. Do vậy, nhiệm vụ này luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, điều hành. UBND tỉnh thường xuyên họp, nghe báo cáo tiến độ giải ngân của các chương trình, dự án; tăng cường hoạt động của Tổ công tác đôn đốc GNVĐTC, do một đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng và ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Nhờ đó, kết quả giải ngân dần được cải thiện.

Tính đến ngày 10/9, toàn tỉnh GNVĐTC được 1.827,7 tỷ đồng, đạt 46% KHV Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 38% KHV UBND tỉnh đã giao chi tiết đến các dự án. Trong đó, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh giải ngân 1.257,4 tỷ đồng, đạt 67% KHV Thủ tướng Chính phủ giao và 47% KHV UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án; vốn ngân sách T.Ư trong nước giải ngân 456,6 tỷ đồng, đạt 41% kế hoạch; vốn ODA giải ngân 113,7 tỷ đồng, đạt 27%; vốn thực hiện các CTMTQG chưa giải ngân.

Trao đổi về công tác GNVĐTC tại cuộc họp UBND tỉnh mới đây, đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Sở KH&ĐT thông tin: Tính đến đầu tháng 9, tỷ lệ giải ngân trung bình của cả nước là 35,9%. Như vậy, tỉnh ở mức cao hơn so với cả nước, nhưng rõ ràng kết quả vẫn thấp. Chủ tịch UBND tỉnh giao đến ngày 30/6/2022, các chủ đầu tư (CĐT) phải giải ngân đạt 50% KHV giao, nhưng hết ngày 30/6 vẫn còn 10 CĐT không hoàn thành được mục tiêu UBND tỉnh chỉ đạo. Kế hoạch đến ngày 30/9, chúng ta phải giải ngân đạt 70%. Do đó, trong tháng 9 này đòi hỏi sự quyết tâm cao của các CĐT mới có thể đạt được mục tiêu đề ra, làm cơ sở để hết năm 2022, phấn đấu tỷ lệ giải ngân đạt trên 90%. Muốn vậy, chúng ta phải tập trung chỉ đạo giải ngân nguồn vốn thuộc Đề án phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà và vốn của 3 chương trình CTMTQG được T.Ư giao vốn muộn. Trong Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH của Chính phủ, đối với các dự án chuẩn bị đầu tư, hiện đã cơ bản hoàn thiện thủ tục đối với dự án về lĩnh vực giao thông, y tế, lao động. Khi hoàn tất trình tự thủ tục đầu tư và được Chính phủ giao vốn về sẽ đảm bảo được nội dung theo kế hoạch.

Đồng chí Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết thêm: Hiện, thu tiền sử dụng đất mới được trên 873 tỷ đồng. Từ nay đến cuối năm phải hoàn thành thu thêm hơn 1.500 tỷ đồng tiền sử dụng đất đối với ngân sách tỉnh mới đảm bảo được số thu 1.900 tỷ đồng như dự toán giao. Vì vậy, trong 3 tháng cuối năm phải có sự chỉ đạo hết sức quyết liệt mới đảm bảo được kế hoạch giải ngân theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Ngoài ra, tìm hiểu được biết, vướng mắc lớn trong công tác giải ngân là do chậm giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư của các dự án; chưa nhận được sự đồng thuận của một số hộ dân về số tiền bồi thường khi bị thu hồi đất. Vậy nên, để giải ngân được nguồn VĐTC, UBND tỉnh đang sát sao chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ bồi thường, GPMB nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án và tiến độ giải ngân. Rà soát, điều chuyển vốn của các dự án chậm tiến độ cho các dự án trọng điểm đã có khối lượng thực hiện, đảm bảo giải ngân hết nguồn vốn được giao năm 2022. Khẩn trương phân giao chi tiết danh mục mức vốn cho các dự án đầu tư thuộc các CTMTQG và phân bổ vốn đầu tư Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH, ĐTC năm 2023 ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đối với giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA, UBND tỉnh đạo các CĐT khẩn trương hoàn tất thủ tục về đầu tư, xây dựng, di dân tái định cư, đẩy nhanh tiến độ GPMB, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất đai, tài nguyên để triển khai thực hiện dự án; đẩy nhanh tiến độ thi công, chủ động điều phối, giám sát chặt chẽ công tác thực hiện dự án của các bên liên quan theo các nguồn vốn, bảo đảm việc thực hiện thông suốt… Các CĐT rà soát, đánh giá chi tiết, cụ thể về khả năng giải ngân của từng dự án, báo cáo UBND tỉnh để điều chuyển KHV giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn. Đối với trường hợp không có khả năng hoàn thành khối lượng, phải cắt giảm, điều chỉnh KHV được giao thì tổng hợp chính xác số liệu, nêu rõ nguyên nhân của từng dự án điều chỉnh giảm, có văn bản báo cáo UBND tỉnh để báo cáo Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính. Người đứng đầu các CĐT chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh đối với việc không giải ngân hết KHV đã được giao và cam kết giải ngân 100% phần KHV còn lại sau khi đã được điều chỉnh giảm.

Đặc biệt, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh chỉ đạo: Các đơn vị, CĐT khắc phục tình trạng chậm GNVĐTC, thực hiện nghiêm cam kết với UBND tỉnh về vấn đề này. UBND tỉnh sẽ phê bình, có hình thức xử lý đối với đơn vị thực hiện không đạt như cam kết. Kết quả GNVĐTC sẽ là cơ sở để đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là người đứng đầu.


Thu Hiền

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục