(HBĐT) - Chiều 22/9, đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ (BT, HT), tái định cư (TĐC) đối với các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai và khi Nhà nước thu hồi đất (THĐ) để thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN), vốn ngoài NSNN giai đoạn 2016 - 2021 trên địa bàn TP Hòa Bình. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo HĐND tỉnh, UBMTTQ tỉnh, Hội Luật gia tỉnh.
Đồng chí Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu kết luận buổi giám sát.
Báo cáo tại hội nghị giám sát, đồng chí Chủ tịch UBND TP Hòa Bình cho biết: Trong giai đoạn 2016 - 2021, trên địa bàn thành phố thực hiện 175 dự án, tổng diện tích đất thu hồi hơn 869 ha. Trong đó, có 72 dự án đã hoàn thành, 91 dự án đang triển khai. UBND thành phố đã thực hiện BT, HT hơn 1.450 tỷ đồng cho các hộ dân bị THĐ thực hiện các dự án, hơn 17 tỷ đồng cho các hộ dân khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Đối với công tác TĐC, UBND thành phố đã xây dựng 20 khu TĐC. Hiện đã bố trí cho 365/1.708 hộ có nhu cầu TĐC.
Nhìn chung, công tác THĐ, giải phóng mặt bằng (GPMB), BT, HT, TĐC đã được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Khi có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan chuyên môn tập trung đối thoại, xác minh và giải quyết chặt chẽ, đúng quy định, đảm bảo quyền lợi của người dân.
Tuy nhiên, theo đồng chí Chủ tịch UBND TP Hòa Bình, công tác THĐ, GPMB để thực hiện các dự án có THĐ còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Nguyên nhân là công tác lưu trữ, cập nhật hồ sơ địa chính, nguồn gốc sử dụng đất đôi lúc chưa kịp thời, gây khó khăn trong việc xác minh nguồn gốc đất, dẫn đến sai sót trong công tác lập phương án bồi thường. Nguồn vốn thực hiện chưa được bố trí kịp thời, công tác phối hợp giữa các sở, ngành đôi lúc chưa chặt chẽ. Bên cạnh đó, việc giải quyết chuyển đổi nghề nghiệp, sinh kế cho người dân khu vực TĐC còn nhiều khó khăn. Quy định về BT, HT khi Nhà nước THĐ còn nhiều bất cập, chồng chéo chưa được điều chỉnh, bổ sung kịp thời…
Đồng chí Chủ tịch UBND thành phố kiến nghị: Chính phủ xem xét nghiên cứu sửa đổi quy định của pháp luật về BT, HT, TĐC khi Nhà nước THĐ cho phù hợp với thực tế. UBND tỉnh xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất để thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng các thông tin về đất đai; bố trí đủ nguồn lực để đầu tư xây dựng các khu TĐC tập trung trên địa bàn thành phố, kịp thời đáp ứng nhu cầu TĐC...
Thảo luận tại buổi giám sát, các đại biểu đề nghị UBND TP Hòa Bình làm rõ việc THĐ tại nơi ở cũ sau khi được TĐC tại nơi ở mới đối với các hộ thuộc diện di dời; sinh kế cho người dân trong các khu TĐC; giải pháp chấm dứt tình trạng người dân tại các khu vực phải thực hiện TĐC khẩn cấp do sạt lở vẫn tiếp tục quay lại nơi ở cũ...
Kết luận hội nghị, đồng chí Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị UBND thành phố quan tâm đến vấn đề tạo sinh kế cho người dân, gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp THĐ thực hiện dự án; rà soát lại việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trường hợp hộ dân đã được bố trí TĐC nhưng vẫn quay lại nơi ở cũ, nơi có nguy cơ mất an toàn; quan tâm giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai; tuyên truyền, vận động người dân nắm rõ hơn về Luật Đất đai khi có dự án phải thu hồi trên địa bàn; làm tốt công tác quy hoạch đất đai, quan tâm, bố trí quỹ đất thực hiện TĐC.
Đ.H
Trong bối cảnh thế giới nhiều biến động tiêu cực, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và thương mại, nền kinh tế trong nước phải trông cậy rất nhiều vào giải ngân vốn đầu tư công.
(HBĐT) - Ngày 18/9, Sở Kế hoạch và đầu tư ban hành Quyết định số 99/QĐ-SKHĐT về việc ngừng hoạt động toàn bộ dự án Nhà máy mía đường Hòa Bình tại xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 4, Luật Đầu tư năm 2020.
(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, 8 tháng qua, có 32 dự án trong nước được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 14.000 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 736 dự án đang hoạt động, trong đó có 36 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký khoảng 608 triệu USD và 700 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký 189.075 tỷ đồng.
(HBĐT) - Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp chế biến nông, lâm sản lớn trong nước, Công ty CP Kim Bôi (khu Vai, thị trấn Ba Hàng Đồi, Lạc Thủy) không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng, cải tiến bao bì, mẫu mã; tăng cường kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong năm nay, măng nứa tươi là 1 trong 2 sản phẩm được công ty đưa vào kế hoạch thực hiện để được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh. Qua đó góp phần thúc đẩy tiêu thụ, nâng tầm giá trị các nông sản đặc trưng của huyện, tỉnh, tăng thu nhập cho lao động cũng như người sản xuất tại các vùng trồng măng.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, đến thời điểm này, huyện Lạc Sơn có 10 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Trong đó, năm 2022, huyện có 4 sản phẩm được công nhận, gồm: thịt chua Lâm Tin, xã Vũ Bình; rượu cần Mường Khói, xã Ân Nghĩa; mật ong Thành An của HTX nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Thành An, xóm Đồi Cả, xã Mỹ Thành; sim rừng Phương Bắc của Công ty TNHH Phương Bắc, xóm Cỏ, xã Mỹ Thành.
(HBĐT) - Nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản ở địa phương, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực. Đặc biệt là những hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) trong phát triển, sản xuất các sản phẩm OCOP, góp phần tăng giá trị hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.