(HBĐT) - Những năm qua, triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Kim Bôi đã tập trung nguồn lực hỗ trợ, tư vấn cho các hộ kinh doanh, HTX ở địa phương, chú trọng đầu tư cải tiến quy trình kỹ thuật sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua đó, từng bước hình thành nhóm sản phẩm đặc trưng, xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao chất lượng nông sản.
Nhãn Sơn Thủy, xã Xuân Thủy (Kim Bôi) là sản phẩm OCOP 3 sao, được xuất khẩu đến thị trường một số nước châu Á và EU.
Năm 2020, sản phẩm mật ong Thượng Tiến của HTX dịch vụ nông nghiệp Thượng Tiến, xã Hợp Tiến được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Anh Bùi Văn Tám, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX cho biết: HTX có 20 thành viên. Để sản phẩm được gắn sao OCOP, thành viên HTX cũng như các hộ nuôi ong trong xã đã nỗ lực, dốc sức thực hiện nghiêm quy trình kỹ thuật sản xuất mật ong theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo mật ong đạt chất lượng tốt nhất. Bên cạnh đó, chú trọng lựa chọn bao bì, hộp đựng, nhãn mác và tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm... Sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, HTX tiếp tục tập trung nâng cao quy trình sản xuất để duy trì chất lượng sản phẩm. Qua đó củng cố thêm niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm của HTX.
Triển khai Chương trình OCOP, UBND huyện Kim Bôi nhận thấy rõ tiềm năng, thế mạnh của địa phương để có những chính sách, giải pháp phù hợp nhằm phát triển sản phẩm OCOP, đặc biệt là duy trì, phát triển ngành nghề truyền thống trên địa bàn. Theo đó, UBND huyện xây dựng kế hoạch triển khai chương trình đến các xã, thị trấn; thành lập Hội đồng đánh giá và phân hạng sản phẩm; xác định các sản phẩm chủ lực. Tổ chức hướng dẫn nhóm hộ, tổ sản xuất, HTX nâng cấp hoàn thiện cơ sở sản xuất, hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng gia tăng thành viên, mở rộng quy mô, đảm bảo đủ điều kiện đăng ký sản phẩm và thực hiện các bước trong chu trình OCOP. Nhờ vậy, các sản phẩm tiềm năng OCOP tham gia chương trình dần bám sát yêu cầu của chương trình, phù hợp với thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về mẫu mã, chất lượng, truy xuất nguồn gốc.
Đối với những sản phẩm tiềm năng sau khi được đánh giá, xếp hạng và chứng nhận, huyện cân đối nguồn kinh phí hỗ trợ cho sản phẩm được công nhận tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh đầu tư đổi mới mẫu mã, tem truy xuất nguồn gốc để hướng tới nâng hạng. Tăng cường kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại để hỗ trợ, thúc đẩy các HTX trong tiêu thụ sản phẩm...
Các chủ thể cũng tích cực nâng cấp, cải tiến mẫu mã, chất lượng, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu riêng cho sản phẩm. Chủ động phối hợp, tham gia đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) như Voso, Postmart... và các trang mạng xã hội như facebook, zalo để bán hàng. Nếu như trước đây, nông sản địa phương hầu như chỉ dừng lại ở việc tiêu thụ trong huyện với phạm vi hẹp, số lượng hạn chế thì nay, nhiều sản phẩm sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP dần vươn ra nhiều thị trường hơn.
Đồng chí Nguyễn Thị Minh Anh, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Chương trình OCOP tại địa phương bước đầu mang lại một số kết quả thiết thực, hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. Qua chương trình, nhiều nông sản của các xã có chuyển biến tích cực về chất lượng, bao bì, nhãn mác được chú trọng đổi mới, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Quan trọng hơn, chương trình đã góp phần thay đổi tư duy của người sản xuất, kinh doanh theo hướng làm ra những sản phẩm an toàn, chất lượng để cung ứng cho người tiêu dùng.
Hiện, toàn huyện có 13 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3 - 4 sao. Năm nay, tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình, huyện xây dựng kế hoạch hỗ trợ 2 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh, gồm: Sản phẩm thuốc nam dạ dày Bà Thu của HTX dịch vụ nông nghiệp Thượng Bì và mật ong rừng Thượng Tiến của HTX Green life đều trên địa bàn xã Hợp Tiến.
Thu Hằng
Chiều 30/11, tỉnh Bắc Kạn long trọng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho tỉnh Bắc Kạn.
Tối 29/11, tại sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch phối hợp với UBND huyện Tân Lạc tổ chức Chương trình Xúc tiến đầu tư, kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là hoạt động thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh năm 2023.
Xác định tiêu chí số 13 (hình thức sản xuất) là một trong những tiêu chí quan trọng, có vai trò thúc đẩy phát triển KT-XH, làm nền tảng hoàn thành các tiêu chí về thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, TP Hòa Bình tập trung xây dựng, củng cố, nhân rộng mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới hoạt động hiệu quả.
Năm 2023, huyện Cao Phong đề ra mục tiêu: tập trung chỉ đạo, phấn đấu đưa Thung Nai trở thành xã nông thôn mới (NTM). Quyết tâm về đích đúng lộ trình, thời điểm này, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã đang dồn sức hoàn thiện các tiêu chí.
Toàn tỉnh hiện có 73/129 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó có 28 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 60 khu dân cư, 174 vườn mẫu; 3 đơn vị hành chính cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM là: TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn và huyện Lạc Thủy.
Sở hữu trọn vẹn những lợi thế của một sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng tại vùng đất còn nhiều dư địa, tiềm năng tăng giá vượt trội trong tương lai, Ivory Villas & Resort là lựa chọn đầu tư hấp dẫn…