HỖ TRỢ ĐẤT SẢN XUẤT

1. Đối tượng: Là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), thôn ĐBKK vùng ĐBDTTS&MN sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có đất sản xuất, có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất thì được chính quyền địa phương xem xét hỗ trợ trực tiếp bằng đất sản xuất.

Hộ ĐBDTTS nghèo sinh sống trên địa bàn vùng DTTS&MN; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS&MN sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất theo định mức quy định của từng địa phương, có nhu cầu chuyển đổi nghề hoặc có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất, nhưng không bố trí được đất sản xuất thì được xem xét, hỗ trợ chuyển đổi nghề.

Không hỗ trợ đất sản xuất đối với các hộ đã nhận hỗ trợ đất sản xuất từ các chương trình, chính sách trước đây nhưng đến nay đã chuyển nhượng, cho, tặng.

2. Nội dung hỗ trợ và cách thức thực hiện:

2.1. Hỗ trợ trực tiếp bằng đất sản xuất:

- Trường hợp địa phương còn quỹ đất có khả năng sản xuất được mà không cần phải thực hiện cải tạo đất thì UBND cấp huyện căn cứ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ) đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện giao đất hỗ trợ cho các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách chưa có đất sản xuất theo quy định của pháp luật về đất đai; các hộ này không được hỗ trợ kinh phí từ NSNN và không được vay vốn từ Ngân hàng CSXH để tạo quỹ đất sản xuất.

- Trường hợp địa phương còn quỹ đất sản xuất nhưng phải khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để có khả năng sản xuất thì UBND cấp huyện chỉ đạo tổ chức lập và thực hiện dự án khai hoang, phục hóa, cải tạo đất theo quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, để giao đất sản xuất cho hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách theo quy định của pháp luật về đất đai. Mức hỗ trợ từ ngân sách T.Ư thực hiện khai hoang, phục hóa, cải tạo đất không vượt quá định mức hỗ trợ quy định.

- UBND cấp tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện bố trí ngân sách địa phương và thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ cho các hộ được hỗ trợ đất sản xuất theo quy định.

2.2. Hỗ trợ chuyển đổi nghề:

- Các hộ thuộc đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 8, Thông tư này được xem xét, hỗ trợ mua sắm máy móc, nông cụ, làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, học nghề, chuyển đổi sang làm các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh khác.

- Căn cứ danh sách các hộ dân được hỗ trợ chuyển đổi nghề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, danh sách đăng ký của các hộ dân về phương thức thực hiện hỗ trợ, UBND cấp xã tổng hợp nhu cầu và phân loại theo từng phương thức thực hiện (mua sắm máy móc, nông cụ, làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, học nghề, chuyển đổi sang làm các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh khác) gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện, cơ quan công tác dân tộc cấp huyện kiểm tra, báo cáo UBND cấp huyện quyết định mức hỗ trợ cho từng hộ dân và thực hiện thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

HỖ TRỢ NƯỚC SINH HOẠT

1. Đối tượng: Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho hộ DTTS nghèo sinh sống trên địa bàn vùng ĐBDTTS&MN; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng ĐBDTTS&MN có khó khăn về nước sinh hoạt.

Hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung: Khu vực ĐBDTTS sinh sống thành cộng đồng (xóm, thôn, bản, xã thuộc vùng DTTS&MN) chưa có nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, phù hợp xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung, địa bàn chưa được đầu tư các công trình nước sinh hoạt tập trung thì được xem xét, hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung. Trường hợp đã được hỗ trợ công trình nước sinh hoạt theo các chương trình, chính sách hỗ trợ khác nhưng hiện nay đã hư hỏng nặng, không sử dụng được thì được xem xét đầu tư.

2. Nội dung hỗ trợ và cách thức thực hiện:

2.1. Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán:

- Các đối tượng quy định tại khoản 1, Điều 10, Thông tư này được xem xét hỗ trợ để tạo nguồn nước phục vụ sinh hoạt hoặc mua sắm vật dụng chứa nước sinh hoạt.

- Cách thức hỗ trợ nước sinh hoạt được linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của từng thôn, xã và điều kiện sinh hoạt của hộ gia đình như: Đào giếng, mua vật dụng dẫn nước, trữ nước (lu, bồn, téc, vật dụng chứa nước; tự làm bể chứa nước), hoặc tự tạo nguồn nước khác đảm bảo nguyên tắc các hộ được hỗ trợ kinh phí phải có nước sinh hoạt ổn định, được bố trí ở khu vực thuận tiện cho sinh hoạt gia đình.

- Tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương, căn cứ nguyện vọng của các đối tượng thụ hưởng, có thể tiến hành hỗ trợ theo nhóm hộ để xây dựng những công trình sử dụng chung, nhóm hộ phải tự nguyện, cam kết bảo dưỡng, duy trì công trình, đảm bảo có nguồn nước ổn định. Số lượng thành viên nhóm hộ trên cơ sở bàn bạc, thống nhất của người dân.

2.2. Hỗ trợ công trình nước sinh hoạt tập trung:

Các đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 10, Thông tư này được hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung theo quy định hiện hành, đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân. UBND cấp tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện tiến hành rà soát, lập hồ sơ chi tiết trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Địa phương chủ động bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng, vận hành khi công trình đưa vào sử dụng.

H.N (TH)

Các tin khác


Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để bứt tốc

Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng xuất nhập khẩu, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng, chống tội phạm trên địa bàn 9 tháng năm 2023.

Giám sát tình hình thực hiện đầu tư công năm 2023 tại huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) do đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Uỷ viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách làm trưởng đoàn vừa giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 203/NQ-HĐND, ngày 9/12/2022 của HĐND tỉnh về Kế hoạch đầu tư công năm 2023 trên địa bàn huyện Đà Bắc.

“Chung tay tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho cơ sở công nghiệp nông thôn”

(HBĐT) - Đó là mục tiêu mà Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp (KC& TVPTCN) tỉnh phối hợp Trung tâm KC&TVPTCN 1 (Cục Công Thương địa phương – Bộ Công Thương) chú trọng thực hiện thông qua các hoạt động chương trình hỗ trợ thiết thực, hiệu quả trong thời gian qua.

Chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

(HBĐT) - Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ vừa ban hành Kết luận số 928-KL/TU, ngày 21/9/2023 về tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 33/CTr-TU, ngày 10/7/2020 của BTV Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Chương trình hành động số 33).

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy gương mẫu trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", trong thời gian qua, nhiều hội viên cựu chiến binh (CCB) ở huyện Lạc Thủy đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao, trở thành những tấm gương điển hình trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương.

Xã An Bình dồn sức xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Năm 2019, xã An Bình (Lạc Thủy) về đích nông thôn mới (NTM). Hiện nay, xã tiếp tục duy trì và giữ vững 19/19 tiêu chí; tăng cường nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao theo kế hoạch. Phấn đấu đến năm 2025, xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục