(HBĐT) - Sáng 23/9, Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS), HĐND tỉnh tổ chức hội nghị giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phân cấp quản lý, khai thác các công trình thủy lợi (CTTL) trên địa bàn tỉnh đối với Sở NN&PTNT. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh.



Đại biểu thảo luận tại hội nghị giám sát.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, hiện toàn tỉnh có 1.995 công trình/hệ thống CTTL. Trong đó có 544 hồ chứa; 1.345 đập dâng, mương kiên cố; 80 trạm bơm; 26 trạm thủy luân. Hệ thống kênh mương có 3.723 km kênh mương tưới các loại, đến hết năm 2021 đã kiên cố hóa được 2.015 km, đạt 54%. Theo phân cấp quản lý, có 526 công trình do cấp tỉnh quản lý; 1.469 công trình do cấp huyện quản lý. Hệ thống CTTL đã cấp nước tưới chủ động cho 55.605 ha, phục vụ sản xuất cho vụ xuân và vụ mùa đến hết năm 2022.

Về tổ chức quản lý khai thác, hiện, Công ty TNHH MTV khai thác CTTL quản lý 208 hồ chứa là các hồ chứa lớn và vừa trên địa bàn tỉnh. Số lượng hồ chứa còn lại được phân cấp cho huyện quản lý, trực tiếp là các HTX, tổ hợp tác và UBND các xã vận hành khai thác. Để đảm bảo công tác tưới tiêu, tỉnh đã đầu tư kiên cố hóa hơn 900 km kênh mương; sửa chữa, nâng cấp, xây mới hơn 200 hồ, đập, 500 bai dâng và 500 trạm bơm, trạm thủy luân. Áp dụng công nghệ tưới tiêu tiên tiến, tiết kiệm nước cho khoảng hơn 900 ha.

Tại hội nghị giám sát, Sở NN&PTNT cho biết: Hạn chế hiện nay là hồ sơ tài liệu liên quan đến công trình không được lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ, khó khăn cho công tác sửa chữa cũng như quản lý đảm bảo an toàn công trình. Bộ máy quản lý Nhà nước về thủy lợi cấp huyện, xã còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác kiểm định đập của hồ chứa, cắm mốc phạm vi hành lang đảm bảo vệ sinh công trình, xây dựng quy trình vận hành chưa đảm bảo tiến độ do thiếu kinh phí. Số lượng đập, hồ chứa hư hỏng còn nhiều, trong khi nguồn vốn kinh phí của địa phương hạn chế… Ngành NN&PTNT kiến nghị: UBND tỉnh tập trung nguồn vốn đầu tư hoàn thiện CTTL đang thi công. Đầu tư sửa chữa lớn công trình đầu mối hư hỏng, xuống cấp, kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Tăng cường chỉ đạo việc phát triển kinh tế tập thể, trong đó có các HTX, tổ hợp tác hoạt động khai thác, bảo vệ CTTL…

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu tập trung làm rõ cơ chế vận hành của các CTTL đảm bảo hài hòa theo phân cấp quản lý; kinh phí cho thuê mặt nước từ các công trình hồ chứa; bàn giải pháp tháo gỡ vướng mắc thực hiện dự án công trình hồ chứa nước Cánh Tạng, huyện Lạc Sơn; thực hiện cắm mốc, bảo vệ hành lang công trình hồ, đập...

Phát biểu kết luận hội nghị giám sát, đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS đề nghị: Ngành NN&PTNT khẩn trương thực hiện đề án cắm mốc các CTTL để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ theo quy định. Làm tốt công tác quy hoạch và quản lý, vận hành, sử dụng theo đúng quy hoạch. Tham mưu UBND tỉnh tiếp tục hoàn thiện các thể chế, văn bản pháp luật để quản lý chặt chẽ, hiệu quả các CTTL. Rà soát lại cơ chế phối hợp trong công tác vận hành các CTTL, phục vụ tốt nhất cho phát triển KT-XH địa phương. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với việc quản lý, khai thác các CTTL trên địa bàn.


Đ.H

Các tin khác


Công ty Điện lực Hoà Bình: Hiệu quả từ đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Từ đầu năm đến nay, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) triển khai nhiều giải pháp cụ thể trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Qua đó, đem lại những hiệu quả thiết thực, là động lực để công ty hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và sản xuất, kinh doanh được giao.

Bột sắn dây Nhuận Trạch - món quà quý cho sức khoẻ

Với đặc tính mát, có nhiều loại vitamin và khoáng chất, bột sắn dây không chỉ giúp hạ thân nhiệt cho cơ thể mà còn có tác dụng cải thiện sức khoẻ đường ruột, hỗ trợ giảm cân. Xuất phát từ công dụng của tinh bột sắn dây đối với sức khoẻ và có lợi thế về vùng nguyên liệu dồi dào, HTX liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch (thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn) đã xây dựng thành công sản phẩm tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Huyện Tân Lạc phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bền vững

Để khơi dậy tiềm năng, lợi thế của địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Tân Lạc đã chú trọng xây dựng các sản phẩm OCOP theo hướng phát triển bền vững.

Huyện Lạc Thủy từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Bằng nhiều giải pháp đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU của Tỉnh ủy về dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), đến tháng 11/2023, huyện Lạc Thủy đã thực hiện dồn đổi được khoảng 610ha. Qua đó dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tạo thuận lợi liên kết sản xuất; ứng dụng KHKT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, gắn với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên địa bàn huyện.

Phụ nữ huyện Đà Bắc chung sức xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, cụ thể hóa phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp Hội LHPN huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực. Qua đó góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH, nâng cao đời sống của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục