(HBĐT) - Mẫu mã đẹp, thơm mát, nhiều nước, từ rất lâu cam Cao Phong đã được người tiêu dùng biết đến như một đặc sản của đất Mường Hòa Bình nhờ những đặc tính chất lượng vượt trội so với nhiều sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đặc biệt, mới đây cam Cao Phong là 1 trong 5 món ăn, sản phẩm nông nghiệp của tỉnh được lọt vào Top các sản phẩm, món ăn đặc sản quà tặng của Việt Nam (2021 - 2022) do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố trong hành trình tìm kiếm, quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam.



 Người dân huyện Cao Phong đầu tư chăm sóc cam theo tiêu chuẩn an toàn. 

Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và trình độ thâm canh của người trồng cam đã làm nên thương hiệu sản phẩm cam của huyện Cao Phong. Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng: Những đặc tính quý về chất lượng đặc thù của cam Cao Phong được kết hợp bởi 2 yếu tố quan trọng: Điều kiện địa lý đặc thù và kỹ năng sản xuất của người dân Cao Phong. Địa hình vùng cam Cao Phong thuộc dạng đồi núi thoải hình bát úp nên thoát nước tốt, thích nghi cho cây phát triển. Nhiệt độ của Cao Phong luôn thấp hơn các vùng cam đồng bằng khoảng 10C. Đặc biệt, nhiệt độ thấp vào thời kỳ đậu quả (cuối tháng 3, đầu tháng 4) tạo điều kiện cho quá trình biến đổi tinh bột thành đường. Vì vậy, cam Cao Phong có vị ngọt và ít chua hơn so với các vùng cam khác. Cam Cao Phong ngọt và mọng nước. Trong khi đó, nhiều vùng cam khác có tầng đất hữu hiệu mỏng dưới 60cm, nghèo dinh dưỡng, khả năng thoát hoặc giữ nước kém nên cam ít nước và kém ngọt. Ngoài các yếu tố điều kiện địa lý, chất lượng đặc thù của cam Cao Phong còn được quyết định bởi kỹ thuật canh tác của người dân địa phương. Những năm 1960-1970, Cao Phong từng là vùng đất sản xuất cam khá nổi tiếng, trình độ thâm canh của người dân khu vực nông trường, thị trấn Cao Phong cao. Kế thừa những ưu thế riêng có về điều kiện địa lý, khí hậu, thổ những, chính quyền huyện Cao Phong đã có những định hướng, hỗ trợ người dân phát triển sản phẩm cam. Năm 2012, huyện Cao Phong tiến  hành xây dựng chỉ dẫn địa lý (CDĐL) "Cao Phong” cho các sản phẩm cam. Ngày 5/11/2014, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký CDĐL số 00046 cho các sản phẩm cam của huyện Cao Phong. Sản phẩm này tiếp tục được quản lý và phát triển sau bảo hộ thông qua dự án "Quản lý và phát triển CDĐL cam Cao Phong của tỉnh Hòa Bình”. Cùng với đó, huyện Cao Phong đã triển khai nhiều giải pháp tổ chức, liên kết sản xuất theo các tiêu chuẩn sản xuất an toàn, ứng dụng tiến bộ KHKT thực hiện chăm sóc đúng cách… Do đó, chất lượng các loại cam Cao Phong không ngừng được cải thiện. Cam có vỏ mọng, mọng nước, vị ngọt thơm dịu, tép vàng, nhiều giống cam gần như không có hạt phù hợp với nhu cầu thị trường. Năm 2016, cam Cao Phong lọt vào Top 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng lần thứ 5”. Cam Cao Phong được lựa chọn là món tráng miệng phục vụ hành khách của Vietnam Airlines…, đồng thời có mặt ở nhiều chuỗi siêu thị lớn của cả nước.
Niên vụ 2022-2023, huyện Cao Phong hiện có khoảng 1.500 ha, sản lượng 18.000 tấn, trong đó diện tích cam sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP khoảng 536,77 ha. Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả giống cây trồng chủ lực này, UBND huyện đang triển khai đề án tái canh cây có múi trên địa bàn huyện Cao Phong, giai đoạn 2021 – 2025, thực hiện các giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng sản phẩm cam Cao Phong.

Linh Trang

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Bằng nhiều giải pháp đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU của Tỉnh ủy về dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), đến tháng 11/2023, huyện Lạc Thủy đã thực hiện dồn đổi được khoảng 610ha. Qua đó dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tạo thuận lợi liên kết sản xuất; ứng dụng KHKT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, gắn với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên địa bàn huyện.

Phụ nữ huyện Đà Bắc chung sức xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, cụ thể hóa phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp Hội LHPN huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực. Qua đó góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH, nâng cao đời sống của người dân.

Huyện Lương Sơn dồn lực thực hiện các tiêu chí xây dựng đơn vị hành chính cấp thị xã

Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lương Sơn đã triển khai đồng bộ các giải pháp đột phá nhằm xây dựng huyện phát triển toàn diện, bền vững, phát huy vai trò là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, huyện Lương Sơn cơ bản đạt tiêu chí đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp thị xã.

Tiếp tục thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh

UBND tỉnh vừa có Công văn số 2065/UBND-NVK về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025.

Huyện Tân Lạc: Trên 149 tỷ đồng cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Lạc, trong 10 tháng năm 2023, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 149,05 tỷ đồng, với trên 4,1 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 519,3 tỷ đồng, với gần 15 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Xã Bình Hẻm nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững

Xác định rõ giảm nghèo bền vững (GNBV) là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo an sinh xã hội, thời gian qua, xã Bình Hẻm (Lạc Sơn) đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp phù hợp. Nhờ đó xã đạt được những kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục