(HBĐT) - Đồng chí Lê Chí Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cho biết: Sau giai đoạn 2016 - 2020, các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững (GNBV) tại các xã, xóm đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn huyện Tân Lạc tiếp tục duy trì hiệu quả. Cùng với những chính sách giảm nghèo khác, hoạt động hỗ trợ từ dự án đã từng bước cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập của người dân. Đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 8,69%, bình quân thu nhập đầu người đạt 50 triệu đồng/năm.



Hộ dân xóm Thăm, xã Suối Hoa (Tân Lạc) thoát nghèo sau khi thụ hưởng dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. 

Trước đây, cuộc sống của gia đình anh Đinh Công Nhiệm ở xóm Biệng, xã Quyết Chiến nhiều bấp bênh, hàng năm phải trông chờ Nhà nước hỗ trợ. Nhờ thụ hưởng chính sách, đồng thời được tham gia mô hình đa dạng hoá sinh kế đã giúp gia đình anh có điều kiện vươn lên trong sản xuất. Cụ thể, anh được cấp cây su su giống, phân bón ban đầu và chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc su su lấy ngọn. Trên diện tích gần 600 m2 đất bãi, gia đình anh trồng toàn bộ rau su su. Sản phẩm làm ra được cắt bán tại vườn, lượng tiêu thụ chủ yếu qua các hợp tác xã đứng chân trên địa bàn. Ngoài nguồn thu nhập chính từ trồng rau su su, anh tăng gia sản xuất, chăn nuôi thêm để phát triển kinh tế vững chắc hơn, được công nhận ra khỏi danh sách hộ nghèo.

Ở đầu giai đoạn trước, xã Suối Hoa có 25 hộ nghèo, cận nghèo được thụ hưởng dự án nhân rộng mô hình GNBV. Là một trong những hộ được tham gia mô hình, chị Bùi Thị Thuỷ ở xóm Thăm chia sẻ: Thời điểm đó tôi được hỗ trợ 3 con dê giống. Sống tại khu vực có nhiều đồi rừng nên gia đình tôi không lo ngại nguồn thức ăn cho đàn vật nuôi. Đến nay, sau 5 năm, đàn dê được nhân lên hàng trăm con. Nguồn tích lũy từ bán dê thịt, tôi nhân thêm dê giống và đầu tư nuôi gà, lợn. Cùng với các hộ tham gia từ thời điểm đó, gia đình tôi đã có cuộc sống ổn định, phát huy hiệu quả mô hình sinh kế.

Đến cuối năm 2020, Chương trình GNBV của huyện Tân Lạc đạt được những kết quả quan trọng, 8 xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%, 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 15%, còn 5 xã tỷ lệ hộ nghèo trên 20%. Công tác giảm nghèo tại địa phương có nhiều chuyển biến thông qua dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế và nhân rộng mô hình GNBV các xã, xóm ĐBKK và các xã ngoài Chương trình 30a, Chương trình 135. Tổng nguồn vốn hỗ trợ sản xuất tại các xã, xóm ĐBKK trên 18,5 tỷ đồng. Huyện đã triển khai 79 dự án thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Vốn thực hiện nhân rộng mô hình giảm nghèo gần 4,3 tỷ đồng, triển khai 10 mô hình, gồm 6 mô hình chăn nuôi và 4 mô hình trồng cây ăn quả. Trong hỗ trợ sản xuất, đa dạng hoá sinh kế các xã ngoài Chương trình 30a, Chương trình 135, đã hỗ trợ 790 triệu đồng, triển khai 2 mô hình thuộc lĩnh vực nông nghiệp với sự tham gia của 100 hộ nghèo và 7 hộ mới thoát nghèo.

Huyện đang tập trung thực hiện kế hoạch năm 2022 và giai đoạn 2022 - 2025. Tiến hành rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm và hộ có mức sống trung bình. Cùng với nguồn lực chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã, xóm ĐBKK, dự án hỗ trợ sản xuất, đa dạng hoá sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo tiếp tục được triển khai, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại các xã, thôn, bản thụ hưởng. Chính sách nhận được sự quan tâm, tham gia của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận cao trong xã hội, sự hưởng ứng của người dân.

Lạc Bình

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục