(HBĐT) - Những năm qua, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã cải thiện đời sống của hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Kim Bôi. Trong đó, có hàng nghìn hộ dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã vượt lên đói nghèo nhờ tín dụng ưu đãi.


 


Hộ dân ở xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) được vay vốn ưu đãi để nuôi cá, chăn nuôi trâu, bò đem lại hiệu quả kinh tế cao.

 
Huyện Kim Bôi có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 16 xã và 1 thị trấn. Toàn huyện có gần 28 nghìn hộ dân với 4 dân tộc chính cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm khoảng 80%. Những năm trở lại đây, huyện đã có bước phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân được nâng lên. Theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2021 trên địa bàn huyện Kim Bôi còn 24,03%, hộ cận nghèo trên 14%. Kết quả giảm nghèo có sự đóng góp tích cực của tín dụng chính sách xã hội được truyển tải đến người dân thông qua NHCSXH. Sau 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi, đây được coi là "điểm sáng” trong các chính sách giảm nghèo, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, đảm bảo an sinh xã hội,  xây dựng nông thôn mới. Tín dụng chính sách xã hội đã làm thay đổi căn bản nhận thức của người dân, nhất là hộ đồng bào DTTS từ sợ vay, không dám vay, nay đã mạnh dạn vay vốn và làm ăn có hiệu quả.

Trước kia, gia đình bà Bạch Thị Đào, xóm Đầm Rừng, xã Vĩnh Tiến thuộc diện hộ nghèo, thu nhập của gia đình chỉ trông vào mấy sào ruộng và đi làm thuê nên đời sống bấp bênh. Năm 2018, được vay vốn từ chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH, gia đình bà Đào đã xây dựng chuồng trại, mua lợn giống về nuôi. Nhờ cần cù, chịu khó và sự hỗ trợ tích cực của tổ tiết kiệm và vay vốn, đến nay, gia đình bà Đào đã phát triển chăn nuôi lợn, gà, cá đem lại hiệu quả kinh tế khá với thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. "Đối với đồng bào ở khu vực miền núi như gia đình tôi, vốn chính sách có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế để vươn lên thoát nghèo. Trong những năm tới, chúng tôi mong muốn tiếp tục được tiếp cận thêm vốn vay để đầu tư phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao hơn”, bà Đào chia sẻ.

Theo lãnh đạo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Kim Bôi cho biết, từ khi NHCSXH triển khai tín dụng ưu đãi, đến nay đã có trên 72 nghìn lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện được vay vốn. Qua đó tạo việc làm cho trên 2,2 nghìn lao động nông thôn; giúp trên 2,2 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, con em vùng DTTS&MN có điều kiện được đi học chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, huyện đã xây dựng trên 13,6 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Thông qua tín dụng ưu đãi còn có trên 4 nghìn ngôi nhà của hộ nghèo được xây dựng. Kết quả đó đã góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội và thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nhất là ở các xã khó khăn có đông đồng bào DTTS sinh sống.

9 tháng qua, vốn chính sách tiếp tục được NHCSXH huyện Kim Bôi truyền tải kịp thời đến hộ nghèo, các đối tượng chính sách, doanh số cho vay  trên 124 tỷ đồng với 3.238 khách hàng được vay vốn. Thông qua vốn chính sách đã có 340 lao động được tạo việc làm; 6 căn nhà được xây dựng; 678 công trình nước sạch và 660 công trình vệ sinh được xây dựng.
Đồng chí Lê Việt Hà, Giám đốc NHCSXH huyện Kim Bôi cho biết: Trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục huy động nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu của hộ dân, nhất là hộ thuộc vùng DTTS&MN. Tăng cường kiểm tra, giám sát để các hộ vay sử dụng nguồn vốn đem lại hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Viết Đào

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục