(HBĐT) - Xã Hòa Sơn (Lương Sơn) là một trong những xã đầu tiên của tỉnh về đích nông thôn mới. Hiện nay, xã cũng đã hoàn thành các tiêu chí về nông thôn mới nâng cao. Trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền tích cực vận động người dân xây dựng mô hình vườn mẫu hiệu quả kinh tế cao. Đây không chỉ là phải pháp nhằm nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân mà còn góp phần nâng tầm chất lượng nông thôn mới tại xã Hòa Sơn.



Mô hình vườn mẫu của gia đình ông Hạ Huy Tu, thôn Tân Hòa, xã Hòa Sơn (Lương Sơn) là mô hình điển hình được nhiều hộ học tập. 

Gia đình ông Hạ Huy Tu, thôn Tân Hòa là một trong những hộ tiêu biểu trong phong trào xây dựng vườn mẫu. Với diện tích hơn 5.000 m2, ông Tu quy hoạch làm 2 khu riêng biệt, một khu chuyên trồng rau muống trắng và một khu trồng các loại rau theo mùa. Mỗi khu ông đầu tư hệ thống tưới nước phun mưa được bơm từ giếng của gia đình. Sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, toàn bộ sản phẩm rau muống và các loại rau theo mùa được giới thiệu và bày bán tại 2 cửa hàng kinh doanh rau sạch của gia đình đặt tại Hà Nội. Ngoài trồng rau, tận dụng tối đa diện tích đất vườn, ông Tu nuôi thêm gà thịt và gà đẻ trứng cung cấp cho thị trường Hà Nội. Với sản phẩm uy tín, chất lượng, mỗi năm gia đình thu hàng trăm triệu đồng từ vườn rau và chăn nuôi gà. Ông Tu cho biết: Trước đây có vườn, gia đình trồng nhiều loại cây tạp, mỗi thứ một chút nên giá trị kinh tế từ vườn không được là bao. Sau nhiều ngày tìm hiểu thị trường, nhận thấy nhu cầu rau sạch tại thị trường Hà Nội rất lớn, gia đình quyết định chỉ tập trung vào một loại là rau muống trắng, vì rau muống có thể phát triển quanh năm, dễ trồng, dễ bán. Ngoài ra, trồng thêm các loại rau khác theo thời vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Mô hình của gia đình ông Tu là 1 trong 3 mô hình vườn mẫu ở thôn Tân Hòa hiện đang được nhân rộng tại các thôn khác trên địa bàn. Thôn Tân Hòa cũng là thôn đầu tiên của xã đạt khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Đồng chí Nguyễn Thế Truyền, Bí thư chi bộ thôn cho biết: Thôn Tân Hòa có 127 hộ, thu nhập bình quân đầu người đạt 56 triệu đồng/năm, không còn hộ nghèo. Thôn có 3 hộ đạt tiêu chuẩn vườn mẫu. Nhiều hộ vườn chưa đạt chuẩn nhưng các hộ ở đây cũng chủ yếu sống bằng trồng rau, trồng cây ăn quả và chăn nuôi. Từ khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, vườn kiểu mẫu, người dân đã thay đổi cách nghĩ cách làm, tập trung xây dựng mô hình vườn sinh thái, cảnh quan xanh - sạch - đẹp, bảo vệ môi trường.

Đến nay, xã Hòa Sơn đã có 4 vườn tham gia xây dựng vườn kiểu mẫu. Những mô hình vườn mẫu được thiết kế và trồng theo quy hoạch từng bước mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người nông dân. Đặc biệt, từ các mô hình vườn mẫu, nhiều hộ dân đã có cách làm sáng tạo, khai thác thế mạnh từ vườn để phát triển du lịch hay mạnh dạn đầu tư KHKT, áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới cho sản phẩm đạt năng suất, chất lượng cao, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống gia đình.


Phương Linh

Các tin khác


Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Huy động trên 11 nghìn ngày công làm công tác dân vận

Thực hiện công tác dân vận, trong 5 năm qua (2019 - 2024), LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tổ chức 47 đợt "Hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận”. Qua đó huy động 11.132 ngày công của CB,CS, trên 1.000 lượt phương tiện tham gia giúp dân lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà ở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục