(HBĐT) - Sáng 8/11, UBND tỉnh tổ chức họp Ban tổ chức Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du, miền núi phía Bắc năm 2022. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức hội chợ chủ trì cuộc họp.


Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức hội chợ phát biểu kết luận cuộc họp. 

Theo kế hoạch, hội chợ diễn ra từ ngày 17-21/11 tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm tỉnh Hòa Bình. Trong khuôn khổ hội chợ, chiều 17/11 sẽ tổ chức tọa đàm khuyến nông với chủ đề "Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu nông sản chất lượng cao phục vụ xuất khẩu”; buổi tối, từ 19h30 - 21h30 tổ chức khai mạc hội chợ. Dự kiến có khoảng 200 gian hàng, trong đó khu triển lãm và bán sản phẩm nông sản đặc hữu, sản phẩm OCOP của các địa phương và tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp 68 gian; khu vực thương mại tổng hợp 107 gian, ẩm thực 20 gian, Ban Tổ chức và an ninh 5 gian. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, hiện tại, số lượng các đơn vị đăng ký là 86 gian hàng, vượt so với kế hoạch 18 gian.

Các đại biểu đề nghị, trong thời gian diễn ra hội chợ, Ban Tổ chức cần quan tâm tới công tác đảm bảo ANTT, phòng chống cháy, nổ và đảm bảo vệ sinh môi trường. Đối với chất lượng các mặt hàng trưng bày, giới thiệu tại hội chợ phải kiểm soát chặt chẽ về chất lượng…

Kết luận cuộc họp, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức hội chợ yêu cầu: Sở NN&PTNT chủ trì phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ngành địa phương rà soát các thủ tục, văn bản còn thiếu để bổ sung, hoàn thiện. Đối với đơn vị trúng thầu cần nghiêm túc thực hiện các vấn đề đảm bảo ANTT, phòng chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường; chấp hành tốt những quy định trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại hội chợ. Các cơ quan truyền thông trong và ngoài tỉnh tích cực tuyên truyền các hoạt động trước, trong và sau hội chợ…


Thu Thủy

Các tin khác


Huyện Kim Bôi: Thực hiện hiệu quả tiêu chí về tổ chức sản xuất

(HBĐT) - Trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất là một trong những tiêu chí quan trọng, góp phần thực hiện các tiêu chí về thu nhập, hộ nghèo. Tuy nhiên, đây cũng là tiêu chí khó thực hiện, đòi hỏi sự chủ động và vai trò lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự nỗ lực của người dân. Nhận thức được điều đó, UBND huyện Kim Bôi đã tập trung chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả tiêu chí này.

Hữu Lợi đồng thuận xây dựng nông thôn đổi mới

(HBĐT) - Xuất phát điểm là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn xã Hữu Lợi (Yên Thủy) từng bước đổi thay, đời sống người dân được nâng lên, an ninh chính trị ổn định. Năm 2021, xã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM. Có được kết quả đó là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực của Nhân dân.

Huyện Mai Châu: Hội viên nông dân đóng góp trên 6.500 ngày công lao động xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, các cấp Hội Nông dân huyện Mai Châu đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân trên địa bàn cùng chung tay, góp sức thực hiện các tiêu chí.

Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về phát triển cân bằng thị trường vốn, giảm phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng, thời gian qua, Bộ Tài chính đã tích cực triển khai nhiều giải pháp, nâng cấp hạ tầng và tăng cường quản lý, giám sát để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Bức tranh kinh tế-xã hội của đất nước: Lạc quan, không chủ quan

Qua 3/4 chặng đường năm 2022, bức tranh kinh tế-xã hội của đất nước đã thể hiện rõ những nét phục hồi và phát triển mạnh mẽ trên hầu hết các ngành, lĩnh vực qua nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Quốc hội và Chính phủ đã kịp thời có những quyết định mang tính chất lịch sử, bước ngoặt, thực hiện mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Doanh nghiệp chật vật đối mặt áp lực của biến động tỷ giá

Ðồng USD liên tục tăng giá đang tác động bất lợi đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. Trong khi đó, đơn hàng từ phía nhà nhập khẩu lại có xu hướng giảm do tác động tiêu cực của lạm phát cao ở các thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta. Cộng thêm các yếu tố như giá xăng dầu, vật tư đầu vào, chi phí sản xuất tiếp tục tăng cao,… đang "bủa vây” hoạt động của doanh nghiệp vốn chồng chất khó khăn trong những tháng cuối năm 2022 này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục