(HBĐT) - Nông nghiệp được tỉnh xác định là ngành kinh tế chủ lực, đóng vai trò "trụ đỡ” của nền kinh tế. Do đó, thực hiện chuyển đổi số (CĐS) trong nông nghiệp được tỉnh chú trọng nhằm tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp, thúc đẩy chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, giúp nông dân tạo ra những sản phẩm chất lượng với chi phí thấp nhất nhưng bán ra được giá cao nhất.


Ngành nông nghiệp sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc phòng bọ phấn trắng cho cây sắn tại xã  Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn.

Những năm gần đây, bức tranh nông nghiệp số của tỉnh có nhiều khởi sắc. Công nghệ tiên tiến được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, phát triển các mô hình nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, tập trung chủ yếu ở 3 lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản... Trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ tưới nhỏ giọt; phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP, hỗ trợ xây dựng, cấp và quản lý mã số vùng trồng với các cây trồng chính… 

Ngoài ra, ngành nông nghiệp đang tích cực triển khai, sử dụng các phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành nông nghiệp nông thôn như: Phần mềm thống kê theo dõi dịch bệnh; phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên đất nông nghiệp tại địa chỉ http://datnongnghiep.hoabinh.gov.vn; hệ thống truy xuất nguồn gốc xác thực chống giả và kết nối cung cầu tỉnh Hòa Bình tại địa chỉ: hb.check.net.vn; phần mềm cập nhật diễn biến rừng; phần mềm dự báo cháy rừng...

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo đánh giá của ngành nông nghiệp, việc kết nối, chia sẻ dữ liệu chuyên ngành dọc từ các bộ, ngành tới địa phương chưa đồng bộ. Dịch vụ công trực tuyến của ngành chủ yếu ở mức độ 2; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý chưa sâu. Đội ngũ cán bộ được đào tạo công nghệ thông tin thiếu nhiều... Nguồn lực đầu tư cho CĐS nông nghiệp còn hạn chế, trong khi đó tốc độ phát triển của công nghệ thông tin và xu hướng CĐS diễn ra rất nhanh. Quy mô ứng dụng CĐS trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn chậm, chưa đồng bộ giữa các địa phương. Ở nhiều nơi, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp. Trình độ cơ giới hóa sản xuất còn thấp, các công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp chưa tương xứng.

Trước cơ hội và thách thức, ngành nông nghiệp đang nỗ lực triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế số và xã hội số trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn, chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế số nông nghiệp; triển khai các nền tảng số phục vụ nhu cầu của nông dân. Trong đó chú trọng triển khai nền tảng dữ liệu số nông nghiệp, cơ quan nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, HTX và doanh nghiệp nông nghiệp đóng vai trò nòng cốt và người nông dân tích cực tham gia thu thập, chuẩn hóa, mở dữ liệu, cung cấp dữ liệu mở phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản; kịp thời cung cấp thông tin, tư vấn, dự báo tình hình cho nông dân. Kết nối người nông dân với chuyên gia nông nghiệp để thu thập, dán nhãn dữ liệu theo hình thức đóng góp của cộng đồng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ phân tích, phát hiện sớm dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi để có phương án xử lý kịp thời. Xây dựng truy xuất nguồn gốc nông sản; cập nhật bộ tiêu chí về nông thôn mới, tiêu chí về xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi có các tiêu chí về phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Hỗ trợ HTX nông nghiệp xây dựng website quảng bá thương hiệu sản phẩm; tham gia các sàn thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm.
 
Thu Thủy

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục