(HBĐT) - Trong điều kiện khó khăn, tỉnh đã huy động nguồn lực ưu tiên đầu tư các dự án, công trình giao thông trọng điểm, tạo sức lan tỏa thúc đẩy phát triển KT-XH. Những năm qua, tỉnh đã hoàn thành một số tuyến đường chiến lược, đột phá, tạo động lực thu hút đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp, du lịch. Đồng thời, tạo quỹ đất hai bên đường phục vụ xây dựng, đầu tư hạ tầng thương mại, đô thị, nhà ở xã hội.


Đường giao thông trên địa bàn xã Suối Hoa (Tân Lạc) được đầu tư, nâng cấp, góp phần phát triển KT-XH. 

Theo đó, tỉnh đã hoàn thành các dự án đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình; ĐT.435 từ TP Hòa Bình đi xã Suối Hoa (Tân Lạc); đường nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng (TP Hòa Bình); các cầu qua sông Đà… Đầu tư cải tạo một số tuyến đường tỉnh góp phần nâng cao năng lực vận tải, lưu thông, phát triển KT-XH. Bên cạnh đó, các tuyến đường thủy nội địa cũng được đầu tư phát triển, ngoài tuyến đường thủy nội địa sông Đà (bao gồm cả hồ Hòa Bình), đã đưa vào khai thác tuyến đường thủy nội địa sông Bôi với chiều dài 19 km và 5 tuyến nhánh ngập hồ Hòa Bình dài 33,6 km. Đầu tư xây dựng một số cảng thủy nội địa lớn như: cảng vịnh Ngòi Hoa, cảng Xuân Thiện (Lạc Thủy), cảng Thung Nai... và hàng chục bến thủy nội địa được đưa vào khai thác. Thông qua đó từng bước đồng bộ kết nối hạ tầng giao thông giữa Hòa Bình với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ, vùng Tây Bắc; giúp việc đi lại từ tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống xã được dễ dàng, thuận lợi, đẩy mạnh giao thương; khơi dậy tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là đầu tư các khu du lịch, nghỉ dưỡng, tạo đà phát triển KT-XH cho các địa phương. 

Đồng chí Bùi Đức Hậu, Giám đốc Sở GTVT cho biết: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, BTV Tỉnh ủy đã ban hành đề án phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là phát triển hạ tầng giao thông, ưu tiên nguồn lực đầu tư các dự án công trình giao thông chiến lược, tạo sức lan tỏa, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ. Theo đó, nhiều dự án quan trọng đang được tập trung chỉ đạo như: Đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình, đường từ thị trấn Xuân Mai đi thị trấn Lương Sơn; cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La); dự án kết nối hạ tầng giao thông thủy lợi tỉnh Hòa Bình với hạ tầng giao thông quốc gia; đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ kết nối với quốc lộ 6; đường Quang Tiến - Thịnh Minh, TP Hòa Bình...

Bên cạnh đó, Sở GTVT tăng cường quản lý đầu tư xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công những tuyến đường quan trọng như đường tỉnh 436, 438; chủ động thực hiện các phương án phòng, chống thiên tai, mưa lũ, bảo đảm giao thông trên các tuyến đường. Sở đã tham mưu và thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 55 của UBND tỉnh về phối hợp xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với các tuyến đường trên địa bàn. Năm 2022, lực lượng thanh tra đã lập 37 biên bản vi phạm hành chính; chính quyền địa phương ra quyết định xử phạt 33 vụ. Ngoài ra, lập 325 biên bản làm việc liên quan đến vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ.

Tỉnh đang triển khai quy hoạch phát triển GTVT, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, tập trung đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng có tính đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, tháo gỡ khó khăn về giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh các dự án giao thông trọng điểm, ứng dụng khoa học - công nghệ trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, góp phần nâng cao chất lượng công trình, hạ giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian thi công. Tạo mặt bằng sạch để phục vụ đầu tư xây dựng; giám sát, kiểm soát, quản lý chặt chất lượng nhằm đảm bảo dự án đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả đầu tư.

 Lê Chung


Các tin khác


Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục