(HBĐT) - Ngày 24/2, Ban Chỉ đạo T.Ư các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 – 2025 tổ chức phiên họp thứ 3, trực tuyến với các tỉnh, thành phố về kết quả thực hiện các chương trình MTQG năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023; triển khai nhiệm vụ năm 2023. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng BCĐ các Chương trình MTQG tỉnh.
Các đại biểu dự phiên họp
trực tuyến tại điểm cầu tỉnh.
Năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phân bổ trên 34 nghìn tỷ đồng
kế hoạch vốn ngân sách nhà nước thực hiện 3 chương trình MTQG cho các địa
phương; có 55/63 địa phương đã bố trí vốn ngân sách địa phương trên 15 nghìn tỷ
đồng để thực hiện các chương trình MTQG. Năm 2023, có 42/48 địa phương được
phân bổ ngân sách T.Ư khoảng 18 nghìn tỷ đồng; 25 địa phương bố trí khoảng hơn
5 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình.
Kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách T.Ư đến ngày 31/1/2023
được trên 9 nghìn tỷ đồng, đạt 37,73% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ
giao.
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho
rằng:Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 có ý nghĩa quan trọng đối
với phát triển KT-XH và giải quyết những vấn đề cấp thiết, bức bách nhất của
đời sống nhân dân, được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và người dân đặc biệt quan
tâm. Các thành viên Ban Chỉ đạo cần tích cực theo dõi, giám sát việc triển khai
thực hiện các dự án thành phần được giao chủ trì quản lý tại các địa phương để
chủ động rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn theo thẩm
quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách theo tinh
thần khơi thông các "điểm nghẽn", phù hợp tình hình thực tiễn, tạo
điều kiện cho các địa phương tổ chức triển khai thực hiện thuận lợi.
Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát để kịp thời hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện nhiệm
vụ bảo đảm đúng quy định hiện hành và tiến độ được giao; phối hợp chặt chẽ với
các cơ quan thanh tra, kiểm tra cùng cấp để công tác kiểm tra, giám sát phải
thực chất, hiệu quả và đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng
mắc cho các đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện...
P.V
(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.
(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.
(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.
(HBĐT) - Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm; đứng ra nhận ủy thác các nguồn vốn tín dụng ưu đãi; tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) chủ động, xung kích trong phát triển kinh tế. Đó là những việc làm thiết thực đã, đang được các cấp bộ Đoàn huyện Mai Châu triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.