(HBĐT) - Năm 2022, Ban Quản lý (BQL) các khu công nghiệp (KCN) tỉnh đứng đầu bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI) các sở, ngành với 80,04 điểm. Điều đáng nói, so với kết quả năm 2021, BQL các KCN tỉnh tăng hơn 20 bậc trên bảng xếp hạng và dẫn đầu "top" những đơn vị có nhiều cải cách.


Công ty TNHH CAP Clobal 100% vốn nước ngoài, đầu tư vào KCN Lương Sơn đã góp phần mang lại nguồn thu và giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

Để có được kết quả trên, BQL các KCN tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp tổng thể nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục tồn tại, hạn chế trong thực hiện các chỉ số thành phần (CSTP), góp phần chuyển biến tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh. 

Theo báo cáo chỉ số DDCI tỉnh  Hòa Bình năm 2022, trong 8 CSTP thực hiện bộ chỉ số năng lực cạnh tranh, BQL các KCN tỉnh đứng thứ nhất trong 5 bộ CSTP quan trọng là: chất lượng dịch vụ công và bộ phận một cửa; tính năng động chi phí thực hiện thủ tục hành chính và tuân thủ pháp luật; chi phí không chính thức và hỗ trợ sản xuất, kinh doanh. Có 2 CSTP nằm trong top 3 là: hiệu lực thực thi pháp luật, thiết chế pháp lý; tính minh bạch trong tiếp cận thông tin và đối xử công bằng. Một chỉ số là gia nhập thị trường và hoạt động cấp phép nằm top 4 trong tổng số 26 sở, ngành thực hiện đánh giá năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, trong 5 CSTP đứng đầu bảng xếp hạng, có 3 chỉ số được cộng đồng doanh nghiệp (DN) đánh giá thang điểm trên 8, thang điểm ở mức "tốt'.

Chị Lê Quỳnh Chi, thành viên tổ nghiên cứu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện,  các sở  ngành thuộc Economica Việt Nam đánh giá: Năm 2021, các CSTP như: chất lượng dịch vụ công và bộ phận một cửa, chi phí không chính thức, tính minh bạch, hỗ trợ DN và chỉ số gia nhập thị trường thường là những "vùng trũng” bị mất điểm của các DN khi được khảo sát. Tuy nhiên, năm 2022, các sở, ngành, nổi bật là BQL các KCN đã có sự chuyển biến mạnh mẽ và đều nằm trong top dẫn đầu các chỉ số này. Điều đó cho thấy các đơn vị đã có những chương trình, hành động quan tâm hơn đến việc cải thiện chất lượng dịch vụ công, chú trọng công tác cán bộ, công chức, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục   hành chính. Đặc biệt là nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện các chương trình, chủ trương trong khuôn khổ pháp luật. Từ đó đã tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh. 

Xác định chỉ số năng lực cạnh tranh phản ánh một cách khách quan năng lực điều hành của đơn vị, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh đóng vai trò quan trọng cải thiện môi trường kinh doanh của tỉnh, BQL các KCN tỉnh đã chủ động bám sát chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh, tiếp tục thực hiện tốt việc rà soát, kiểm soát, cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có phong cách làm việc chuyên nghiệp và thân thiện, tạo môi trường hợp tác cởi mở với nhà đầu tư. Đồng thời, ban hành đúng, đầy đủ, kịp thời và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch thuộc các lĩnh vực công tác; thường xuyên rà soát, kiểm tra; đôn đốc tổ chức thực hiện để hoàn thành các kế hoạch. 

Đồng chí Phan Thị Thu Hằng, Trưởng phòng Quản lý DN, BQL các KCN tỉnh cho biết: Để minh bạch và cũng thuận tiện cho các thủ tục hành chính, Ban đã đề xuất với UBND tỉnh đăng tải toàn bộ quy hoạch các KCN lên trang thông tin của Ban và thường xuyên cập nhật những thông tin về chính sách thu hút đầu tư của tỉnh cũng như hoạt động của Ban và các DN trong KCN để các nhà đầu tư nắm rõ thông tin. 

Với phương châm tạo môi trường đầu tư chuyên nghiệp, thân thiện, BQL các KCN tỉnh đã tăng cường đối thoại với DN. Trong năm 2022, Ban tổ chức họp giao ban DN định kỳ để nắm bắt các vấn đề vướng mắc của DN, tìm giải pháp tháo gỡ, không để DN phải khiếu nại tố cáo. Đồng thời chủ động hỗ trợ các DN nhỏ trong quá trình giải quyết công việc, đặc biệt tăng tỷ lệ thời gian hướng dẫn trực tiếp, do nhân viên các DN này cần được "cầm tay chỉ việc” nhiều hơn so với các DN lớn. Phối hợp với các sở, ngành xây dựng hệ thống dịch vụ công trực tuyến trong kết nối với hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và kiến nghị các cơ quan thanh tra, kiểm tra xây dựng các chương trình kiểm tra, tránh chồng chéo, không kiểm tra DN nhiều lần trong năm. 

Tuy nhiên, theo BQL các KCN tỉnh, có nhiều CSTP để nâng cao năng lực cạnh tranh có liên quan đến nhiều sở, ngành cùng phối hợp giải quyết như chỉ số gia nhập thị trường và hoạt động cấp phép, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh... Do đó, muốn nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh toàn tỉnh, UBND tỉnh nên có giải pháp chỉ đạo các ngành liên quan cải thiện dung lượng, tốc độ của hệ thống dịch vụ công. Đồng thời kiến nghị T.Ư có chính sách thuế thu nhập cá nhân hợp lý với khu vực KT-XH còn khó khăn, để thu hút nhân lực chất lượng cao về làm việc tại các KCN. 

Phương Linh

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục