(HBĐT) - UBND huyện Yên Thủy phối hợp với Sở Khoa học và công nghệ vừa tổ chức Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận "Lợn bản địa Lạc Sỹ" đối với sản phẩm lợn của huyện Yên Thủy.




Lãnh đạo Sở KH&CN trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Lợn bản địa Lạc Sỹ" cho lãnh đạo UBND huyện Yên Thủy.

Lợn bản địa Lạc Sỹ được nuôi tập trung ở xã Lạc Sỹ theo phương thức bán hoang dã hoặc hoang dã. Thức ăn chủ yếu là chất xơ, chúng ăn sống hầu hết các loại cây, rau, củ, quả có sẵn tại địa phương. Vì thế chất lượng thịt lợn bản địa Lạc Sỹ thơm ngon, mềm, bì giòn, mỡ thơm ngậy ăn không ngấy. Lợn bản địa Lạc Sỹ có đặc điểm xương không to, mõm nhọn, mặt ngắn, tai bé, mình dài thon, chân gầy, có lông dài và cứng, màu sắc da và lông đen, hung vàng, có đốm khoang trắng ở bụng, chân…

Với mục đích phát triển nghề nuôi lợn bản địa Lạc Sỹ bền vững, xây dựng mô hình để bảo tồn gen và tạo thành vùng nuôi lợn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trung tâm Ứng dụng thông tin khoa học, công nghệ tỉnh đã tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận " Lợn bản địa Lạc Sỹ” với quy mô 30 con lợn giống, trong đó có 29 con nái và 1 con đực; có 30 hộ tham gia. Các gia đình được hỗ trợ 1 triệu đồng 1 con giống, một phần thức ăn tinh.

Tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo Sở KH&CN đã trao giấy chứng nhận nhãn hiệu cho UBND huyện Yên Thủy; đồng thời, UBND huyện Yên Thủy công bố và trao quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm " Lợn bản địa Lạc Sỹ” cho 30 hộ chăn nuối, dịch vụ tiêu biểu xã Lạc Sỹ.

Từ thành công bước đầu này, UBND huyện Yên Thuỷ đặt mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2025, mô hình nuôi lợn bản địa phát triển trong toàn xã Lạc Sỹ; giai đoạn 2025 - 2030 phát triển trên địa bàn 4 xã: Lạc Sỹ, Lạc Lương, Bảo Hiệu, Đa Phúc đã được UBND tỉnh khoanh vùng chăn nuôi.

 
Dương Liễu

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục