Cơ sở thêu ren xuất khẩu của bà Bùi Thị Lòn, xóm Đồi Bổi, xã Sào Báy (Kim Bôi) là mô hình được khuyến khích nhân rộng tại địa phương. Theo đồng chí Nguyễn Thanh Hà, Phó Chủ tịch UBND xã, cơ sở vừa đào tạo, hướng dẫn, vừa thu hút đáng kể lực lượng lao động nông thôn trong và ngoài địa bàn tham gia làm nghề. Nhờ thị trường tiêu thụ ổn định nên nghề duy trì và có chiều hướng phát triển, người lao động có thể chủ động thời gian hoặc nhận nguyên liệu về nhà làm, bình quân thu nhập ở mức khá, có thể 4 - 5 triệu đồng/tháng. Hiện cơ sở tạo việc làm cho khoảng 500 lao động, chủ yếu là lao động nữ. 
Được xem là 1 trong 3 trụ cột GNBV, cùng với mục tiêu của chương trình, tỉnh chú trọng công tác giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề giúp người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng để có việc làm hoặc tự tạo việc làm ổn định, chủ động vươn lên thoát nghèo. Công tác này phát triển cả về quy mô và chất lượng đào tạo, hỗ trợ người nghèo, người dân sinh sống ở huyện, xã nghèo, gắn kết chặt chẽ với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Thông qua những thay đổi trong tiếp cận ở góc độ người lao động có kỹ năng, có việc làm một cách thoả đáng, bền vững đã giải quyết một cách căn cơ các vấn đề thiếu hụt khác, như thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần nâng cao hiệu quả GNBV.
Qua kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2021 (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025), tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của tỉnh chiếm 26,14%, gồm 34.029 hộ nghèo, chiếm 15,49%; 22.388 hộ cận nghèo, chiếm 10,65% số hộ toàn tỉnh. Đến năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của tỉnh là 22,32%, gồm 27.091 hộ nghèo, chiếm 12,29%; 22.114 hộ cận nghèo, chiếm 10,03% số hộ toàn tỉnh. Qua đo lường về mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản, toàn tỉnh còn trên 18.800 hộ nghèo thiếu hụt chiều việc làm; trên 19.000 hộ nghèo thiếu hụt chiều y tế; 4.130 hộ nghèo thiếu hụt về giáo dục; gần 19.700 hộ nghèo thiếu hụt về nhà ở; trên 18.500 hộ nghèo thiếu hụt về nước sạch và vệ sinh môi trường; gần 11.000 hộ nghèo thiếu hụt về tiếp cận thông tin. Việc rà soát, thống kê, đo lường mức độ thiếu hụt nhằm triển khai thực hiện chính sách sát và phù hợp yêu cầu thực tiễn.
Các dự án, chính sách giảm nghèo được triển khai đồng bộ, phù hợp từng nhóm đối tượng, các nguồn lực được tăng cường lồng ghép từ ngân sách, cộng đồng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Đến hết tháng 6/2023, dự án hỗ trợ phát triển hạ tầng KT-XH huyện nghèo Đà Bắc tiếp tục được nỗ lực thực hiện, 6 công trình đã hoàn thành, 25 công trình đang thi công, hiện tiến hành giải ngân khoảng 40% tổng nguồn vốn. Bên cạnh các dự án đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất đang triển khai bước đầu, tỉnh tập trung cho dự án phát triển giáo dục, việc làm bền vững. Đối với phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn, đã thực hiện dự án xây dựng khu liên hợp cơ sở thực hành và ký túc xá học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Hoà Bình và dự án mở rộng trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Hoà Bình; nghiên cứu mô hình khởi nghiệp hiệu quả trong học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phát triển chương trình, học liệu và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức ngày hội việc làm, phiên giao dịch việc làm lưu động và tư vấn, giới thiệu việc làm; triển khai chương trình hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hoá thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch trực tuyến và xây dựng cơ sở dữ liệu của 10 huyện, thành phố. 
Đồng chí Đới Văn Chinh, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Chương trình được tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện chính sách, giúp hộ nghèo có ý thức vươn lên, phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, GNBV. Mặt khác, hoạt động về giảm nghèo, các chế độ, chính sách, kinh nghiệm, cách làm hay, kiến thức khoa học kỹ thuật, mô hình giảm nghèo hiệu quả được phổ biến nhân rộng. Kết quả giảm nghèo năm 2021 của tỉnh giảm 2,36%, năm 2022 giảm 3,2%, đạt chỉ tiêu nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh giao. Công tác GNBV đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh; an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được quan tâm thực hiện; văn hoá, GD-ĐT, y tế, khoa học - công nghệ, lao động, việc làm được chú trọng; quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định.


Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục