(HBĐT) - Những năm gần đây, người dân huyện Kim Bôi tập trung phát triển kinh tế theo hướng trồng rừng sản xuất. Phát triển kinh tế rừng đem lại những lợi ích thiết thực về KT-XH, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường, tăng độ che phủ rừng và tạo việc làm tại chỗ, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định, góp phần xóa đói - giảm nghèo cho người dân địa phương.


Nông dân xã Kim Bôi (Kim Bôi) chăm sóc rừng trồng.

Thăm mô hình phát triển kinh tế đồi rừng kết hợp chăn nuôi của gia đình ông Bùi Văn Tâm, xóm Cuôi, xã Bình Sơn. Trước đây gia đình ông rất khó khăn do quanh năm chỉ trồng sắn, ngô trên đất đồi, hiệu quả kinh tế thấp. Xác định ở đồi núi chỉ trồng rừng, bám rừng mới đem lại hiệu quả kinh tế, đảm bảo cuộc sống lâu dài. Trồng rừng mang lại nhiều lợi ích, vừa phủ xanh đất trống đồi trọc, vừa thu lợi nhuận cao, gia đình ông bắt tay vào trồng rừng. Thời gian đầu gặp không ít khó khăn do thiếu vốn, kinh nghiệm, nhận thấy vấn đề quyết định đến sự thành bại trong sản xuất lâm nghiệp là khâu chọn giống và chăm sóc cây sau khi trồng, bởi thế ông sử dụng giống cây có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt của các đơn vị cung ứng uy tín và trồng rừng đúng quy trình, kỹ thuật.

Ông Tâm chia sẻ: Sau hơn 30 năm gắn bó, cần mẫn với quyết tâm vượt khó, làm giàu từ trồng rừng, đến nay gia đình tôi đã có trên 10 ha keo lấy gỗ gồm nhiều chu kỳ khác nhau. Vì vậy năm nào cũng có thu hoạch từ 1 - 3 ha. Sau khi trừ chi phí cho thu nhập 100 triệu đồng/năm từ trồng rừng. Đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể giúp gia đình trở thành hộ khá trong xóm và có thêm vốn để đầu tư trồng rừng.  

Bình Sơn là xã đặc biệt khó khăn của huyện Kim Bôi, toàn xã có 5.700 ha rừng theo quy hoạch, phân bố đều ở 4 xóm. Xác định lợi ích to lớn của việc trồng rừng kinh tế trong phát triển KT-XH, nâng cao đời sống người dân, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 - 2025 khẳng định tiếp tục thực hiện tốt chương trình trồng rừng kinh tế để giảm nghèo bền vững. Đồng chí Bùi Văn Luận, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Sơn cho biết: Phát triển kinh tế rừng góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện môi trường sinh thái. Năng suất bình quân rừng trồng đạt 65 - 70 m3/ha/chu kỳ, có thời điểm đạt 120 - 130 m3/ha/chu kỳ (chu kỳ khoảng 6 - 7 năm); thu nhập bình quân đạt từ 100 - 120 triệu đồng/ha/chu kỳ. Nhiều hộ kết hợp chăn nuôi gà, dê, bò dưới tán rừng cho thu nhập vài  trăm triệu đồng mỗi năm. Nhờ đó năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 31 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo còn 7,8%.          
              
Huyện Kim Bôi có tổng diện tích tự nhiên 54.950 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 40.562 ha, chiếm trên 73% diện tích toàn huyện, riêng rừng sản xuất có diện tích trên 21.000 ha, đây là điều kiện thuận lợi cho huyện đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp. Kim Bôi được đánh giá là địa phương có tổng diện tích rừng trồng lớn nhất tỉnh. Trong 9 tháng năm 2023, toàn huyện trồng được gần 970 ha rừng sau khai thác, đạt 121% kế hoạch tỉnh giao; giá trị sản xuất lĩnh vực lâm nghiệp ước đạt 128,5 tỷ đồng. Toàn huyện hiện có 1.607,2ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng FSC. 

Đồng chí Bùi Thị Thuận, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Thực hiện khâu đột phá về phát triển kinh tế đồi rừng, huyện tăng cường sự lãnh đạo của các cấp về trồng rừng, phát triển vốn rừng theo chủ trương, kế hoạch của tỉnh; tiếp tục rà soát diện tích rừng, duy trì ổn định độ che phủ rừng từ 49% trở lên. Công tác tuần tra, canh gác bảo vệ rừng và xử lý nghiêm hành vi vi phạm lâm luật được các ngành tiến hành thường xuyên, chú trọng khu vực rừng phòng hộ xung yếu; thực hiện cắm mốc phân định ranh giới từng loại rừng để xây dựng phương án chuyển đổi rừng sau rà soát. Để sản xuất, kinh doanh rừng bền vững, huyện thực hiện xã hội hóa nghề rừng, đưa nghề rừng dần trở thành ngành kinh tế chính của huyện. Hầu hết diện tích đất lâm nghiệp, đất đồi được trồng và khoanh nuôi bảo vệ. Nguồn lợi từ kinh tế đồi rừng tiếp tục trở thành nguồn thu chiếm tỷ trọng khá, nhiều gia đình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ kinh tế đồi rừng.

 Bùi Thoa
 (Trung tâm VH-TT&TT huyện Kim Bôi)

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục