Thời gian qua, xã Yên Hòa (Đà Bắc) đã có nhiều giải pháp, tập trung phát triển các mô hình chăn nuôi, từng bước giảm nghèo, nâng cao thu nhập, đem lại hiệu quả cao. Trong đó, mô hình nuôi lợn đen đã tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, đồng thời bảo tồn nguồn gen quý của giống lợn bản địa.


Mô hình nuôi lợn đen bản địa của anh Nguyễn Viết Phúc (đứng giữa), xóm Men, xã Yên Hòa (Đà Bắc) cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.

Anh Nguyễn Viết Phúc, xóm Men là một trong những hộ nuôi lợn đen bản địa nhiều nhất xã với 80 con lúc cao điểm, phục vụ nhu cầu tại các quán ăn, dịp lễ, Tết, hiếu, hỷ trong và ngoài địa bàn. Với 10 năm phát triển mô hình, đàn lợn của gia đình anh đã xuất đi nhiều nơi như Hà Nội, Phú Thọ,TP Hòa Bình và các địa phương lân cận, phát triển chăn nuôi theo quy mô hàng hoá.

Xuất phát điểm mô hình với 5 con lợn, bước đầu đạt hiệu quả, anh Phúc mạnh dạn vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN&PTNT, đầu tư chuồng trại, mở rộng sản xuất, áp dụng chăn nuôi theo hướng "lấy ngắn nuôi dài”, duy trì đàn lợn từ 50-80 con, tăng hoặc giảm số lượng đàn tùy vào giá cả và nhu cầu thị trường. Trong quá trình chăn nuôi, ngoài kinh nghiệm tích lũy, anh Phúc còn tuân thủ hướng dẫn kỹ thuật, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của cán bộ thú y nên đàn lợn lớn nhanh, không bị bệnh. Anh trồng thêm sắn, ngô làm thức ăn cho lợn để giảm chi phí đầu vào. Mỗi năm gia đình anh xuất bán hơn 100 con lợn thịt, đem lại thu nhập gần 100 triệu đồng.

"Từ khi được tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm các mô hình nuôi lợn quy mô lớn, thực hiện đầy đủ các biện pháp thú y, từ đó     áp dụng vào mô hình của gia đình nên đàn lợn ít bị bệnh hơn, hiệu quả kinh tế cao. Lợn bản địa chủ yếu được cho ăn các loại rau, củ và phụ phẩm nông nghiệp, tuy lớn chậm, xuất chuồng chỉ từ 20 - 30kg/con nhưng chất lượng thịt ngon, hơn hẳn những loại thông thường. Ngoài thức ăn thuần túy, tôi cho lợn ăn thêm đậu tương, bột cá và đường, tạo hương vị thơm ngon đặc biệt của sản phẩm lợn đen bản địa” - anh Phúc chia sẻ bí quyết.

Gia đình chị Hà Thị Hoa, xóm Men cũng có thu nhập khá từ nuôi lợn đen bản địa. Năm 2020, chị được vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn phát triển sản xuất của Ngân hàng Chính sách xã hội và vay của bạn bè, người thân, chị mua con giống, đầu tư xây chuồng khép kín, tận dụng thêm phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho lợn. Được sự chia sẻ, hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm chăn nuôi trên địa bàn, chị tiêm phòng đủ loại vắc xin, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, theo dõi sức khỏe đàn lợn mỗi ngày. Từ đó duy trì đàn lợn trên 100 con, đem lại thu nhập hơn 120 triệu đồng/năm.

Hiện, anh Phúc, chị Hoa đều là thành viên của HTX Thực phẩm sạch Yên Hòa, chuyên cung cấp sản phẩm thịt lợn bản địa cho các đối tác, tư thương, nhà hàng trong và ngoài địa bàn. Lợn đen bản địa xã Yên Hòa từ lâu đã tạo được uy tín trên thị trường, sản phẩm thịt thơm ngon, chất lượng, thường không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh, giá bán trung bình 100.000 đồng/kg hơi. Để tiếp tục phát triển đàn lợn đen bản địa theo định hướng trở thành sản phẩm hàng hóa đặc sản chủ lực, xã Yên Hòa đã tích cực hỗ trợ, giúp đỡ người dân nguồn vốn vay, tổ chức các lớp tập huấn về chăn nuôi, phòng bệnh cho vật nuôi. HTX Thực phẩm sạch Yên Hòa thành lập từ 6/2023 có 6 thành viên và tiếp tục kết nạp thêm thành viên mới, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất. Đến nay, tổng đàn lợn trên địa bàn xã có trên 70% là lợn đen bản địa. Thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 40,3 triệu đồng/năm.

Đồng chí Lường Văn Xứng, Chủ tịch UBND xã Yên Hòa cho biết: "Thời gian tới, xã tiếp tục định hướng đẩy mạnh chăn nuôi lợn đen bản địa theo hướng hàng hóa, tìm nguồn cung cấp giống uy tín, ổn định; hỗ trợ con giống, kỹ thuật chăn nuôi cho hộ nghèo, hộ hoàn cảnh khó khăn; khuyến khích các hộ chăn nuôi theo tiêu chuẩn an toàn sinh học gắn với bảo vệ môi trường, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chủ lực thịt lợn đen bản địa xã Yên Hòa”.


Hoàng Anh

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục