Đó là chỉ đạo của đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp về đôn đốc triển khai Đề án ổn định dân cư phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021 - 2025.
Từ Đề án ổn định dân cư phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà tỉnh Hòa Bình, một số đoạn đường trên đường tỉnh 433, địa phận huyện Đà Bắc được nâng cấp.
Đề án trên có tổng mức đầu tư 4.053,256 tỷ đồng (vốn ngân sách trung ương trên 2.988 tỷ đồng, vốn lồng ghép các chương trình 1.064,825 tỷ đồng), thời gian thực hiện đến hết năm 2025. Do đó, từ nay đến cuối năm, cần tập trung đẩy nhanh tiến độ để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước.
Đề án được triển khai tại 34 đơn vị hành chính cấp xã vùng chuyển dân sông Đà thuộc địa bàn thành phố Hòa Bình và các huyện: Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong, Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy, Lạc Sơn. Hiện nay, các địa phương được hưởng lợi đang tập trung nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, phấn đấu đảm bảo tiến độ các nội dung đầu tư.
Riêng về tình hình các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, tiến độ thực hiện các dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021 - 2025 đang chậm nhiều so với kế hoạch đề ra. Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp, nông nghiệp và dân dụng: 7 dự án có tổng mức đầu tư 1.100 tỷ đồng; kế hoạch vốn giao năm 2025 là 486,867 tỷ đồng. Các dự án này đang gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, quá trình triển khai thi công cũng phát sinh vướng mắc dẫn đến việc chậm tiến độ thi công, chậm giải ngân nguồn vốn. Vì thế, chủ đầu tư và các cơ quan, đơn vị liên quan đang tích cực phối hợp để tháo gỡ khó khăn, phấn đấu đẩy nhanh tiến độ trong thời gian tới.
Khánh An
Ở các xã vùng cao trong tỉnh, sinh kế của nhiều hộ dân vẫn gắn bó với đồi rừng. Trong đó, việc tận dụng lợi thế đất rừng rộng để phát triển chăn nuôi trâu, bò và các loại vật nuôi khác là hướng đi đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ.
UBND huyện Lương Sơn vừa tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác giải phóng mặt bằng và di dời dân cư tại khu vực thôn Đồng Om, xã Cao Dương – nơi đang chịu ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác khoáng sản và dự án Nhà máy Xi măng Hoàng Long.
Năm 2024, ngành nông nghiệp Hòa Bình tiếp tục có những gam màu tươi sáng. Thời tiết tương đối ổn định, cây trồng, vật nuôi sinh trưởng tốt, dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ. Bước sang năm 2025, bất chấp những thách thức, con số tăng trưởng quý I và những chuyến hàng xuất khẩu đã cho thấy sức bật mạnh mẽ, định hình hướng đi cho một nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững, từng bước vươn ra thị trường quốc tế.
Chiều ngày 9/5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 4,8% từ ngày mai (10/5), lên hơn 2.200 đồng/kWh.
Theo báo cáo của Sở Tài chính, tình hình kinh tế 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục duy trì tăng trưởng tích cực trên nhiều lĩnh vực. Để giữ đà tăng trưởng, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành bám sát kịch bản tăng trưởng từng quý, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, quyết tâm cao nhất hoàn thành mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.
Từ tích cực thi đua thực hiện các phong trào lớn, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã dẫn dắt, đồng hành để hội viên nông dân (HVND) các địa phương nỗ lực sản xuất, kinh doanh (SXKD). Màu xanh no ấm dần phủ lên những cánh đồng, để những vùng quê "thay áo” với diện mạo nông thôn mới. Đằng sau sự đổi thay ấy có một "cánh tay nối dài" âm thầm, bền bỉ, đưa nguồn vốn len lỏi tới từng ngõ ngách, thắp lên ngọn lửa SXKD cho nông dân. Người bạn của nhà nông - đó là cách gọi thân thuộc của nhiều HVND khi nói tới nguồn vốn vay từ Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) giúp họ mưu sinh, làm giàu trên mảnh đất quê hương.