Dự báo xuất khẩu gạo năm 2010 sẽ không còn thuận lợi như năm ngoái. Và ngay trong những ngày đầu năm nay vựa lúa ĐBSCL đang đối diện nhiều khó khăn khi có nguy cơ bùng phát bệnh đạo ôn, rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá.

Chưa kể nước mặn xâm nhập sâu và dự báo hạn hán sẽ xuất hiện sớm và kéo dài.

Nông dân xã Mỹ Nam, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) trồng hoa phòng trừ dịch hại vụ đông xuân 2010 - Ảnh: Vân Trường

Lo ngại dịch bệnh

Do năm 2009 sản xuất và tiêu thụ lúa gạo thắng lợi nên tại hội nghị sản xuất lúa ở các tỉnh phía Nam do Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức tại TP Cần Thơ ngày 22-1, bộ tiếp tục đặt mục tiêu đạt sản lượng hơn 23 triệu tấn, tăng 45.000 tấn so với năm ngoái. Đồng thời tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP, Global GAP (an toàn, chất lượng) để tăng lợi nhuận cho nông dân và tăng giá trị xuất khẩu.

1USD/tấn gạo xuất khẩu là số tiền các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ đóng góp cho quỹ đầu tư, hỗ trợ nhằm mục đích nâng cao chất lượng lúa gạo, đảm bảo thu nhập cho nông dân. Dự kiến quỹ sẽ quyên góp được số tiền khoảng 6 triệu USD.

Tuy nhiên, mục tiêu này đang đối diện với nhiều thử thách bởi dịch bệnh, hạn, mặn đã và đang xuất hiện. Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Hữu Huân cảnh báo: “Hiện nay bệnh đạo ôn đang bùng phát mạnh trên trà lúa đông xuân, có nguy cơ làm giảm năng suất nếu mất cảnh giác.

Thực tế đã có nhiều nơi lúa bị thiệt hại trắng. Ngoài ra, rầy nâu đã bắt đầu vào giai đoạn nở và sẽ trưởng thành, đe dọa vụ lúa đông xuân ngay sau Tết Nguyên đán. Trong khi đó rầy cũng đang hoành hành dữ dội ở miền Trung và lan sang miền Nam Thái Lan. Các nước xung quanh Việt Nam là Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan đều đã có rầy nâu nên chúng ta không thể lơ là”. Hiện các tỉnh phía Nam đã có khoảng 75.000ha lúa bị nhiễm rầy nâu.

Theo thống kê, hiện có khoảng 80.000ha lúa bị bệnh đạo ôn. Điều đáng lo ngại là có tới 80% giống lúa mà nông dân dùng để gieo sạ đã nhiễm bệnh này. Trong quá trình sản xuất nông dân lại gieo sạ dày, bón phân đạm quá nhiều, gặp thời tiết bất lợi nên bệnh dễ bùng phát và rất khó phòng trị.

Không sợ mặn và hạn nhưng lợi nhuận giảm

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng, hiện nay nước mặn đã xâm nhập sâu vào đất liền nhiều tỉnh ven biển. Đây là thử thách rất lớn đối với vụ đông xuân này. Tuy nhiên, việc chống mặn không quá khó khăn, chỉ cần ngăn mặn tốt. Diện tích lúa bị ảnh hưởng bởi nước mặn vụ này không lớn vì đến tháng 3-2010 phần lớn diện tích lúa ven biển đều đã thu hoạch xong.

Myanmar, đối thủ cạnh tranh xuất khẩu gạo mới

Ông Trương Thanh Phong, chủ tịch VFA, cho rằng xuất khẩu gạo của VN trong năm 2010 sẽ gặp nhiều khó khăn do xuất hiện thêm đối thủ cạnh tranh mới là Myanmar. Năm 2009 nước này xuất khẩu 900.000 tấn gạo và kế hoạch năm 2010 tăng lên 1,5 triệu tấn.

Điều đáng quan tâm là giá gạo Myanmar chỉ khoảng 320-330 USD/tấn, thấp hơn 100 USD/tấn so với gạo VN. Đây sẽ là đối thủ cạnh tranh chính của VN chứ không phải Thái Lan vì chủng loại gạo xuất khẩu của Thái Lan chủ yếu là gạo thơm và gạo đồ, khác với VN.

Ông Phong cũng đưa ra cảnh báo trong vụ hè thu 2010 cần phải hạn chế sản xuất lúa cấp thấp IR50404 vì vụ này mưa lũ rất khó phơi sấy đạt yêu cầu, chất lượng gạo giảm thì khó bán. Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ gạo cấp thấp thời điểm này không nhiều.

“Tôi lo ngại nhất là tình trạng hạn hán kéo dài. Sau tết, khoảng giữa tháng 2-2010 trở đi sẽ xuất hiện hạn. Khi đó sẽ có một diện tích lúa khá lớn ở một số tỉnh bị ảnh hưởng. Bộ đã chỉ đạo các địa phương tiến hành nạo vét kênh mương, trữ nước ngọt. Tôi chắc chắn sẽ chống hạn được nhưng chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận của nông dân sẽ giảm” - ông Bổng nói.

Hỗ trợ mạnh mẽ cho nông dân

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trương Thanh Phong - chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN (VFA) - cho biết dù năm 2010 dự báo tiêu thụ gạo của thế giới tăng 6%, mua bán gạo tăng 4%, sản xuất lúa gạo của nhiều nước như: Thái Lan, Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản bị giảm, tuy vậy VFA vẫn cho rằng xuất khẩu gạo của VN năm 2010 có nhiều khó khăn và khó dự báo.

Để đảm bảo lợi nhuận cho người nông dân theo chủ trương của Chính phủ, VFA đã quyết định lập quỹ đầu tư, hỗ trợ nhằm mục đích nâng cao chất lượng lúa gạo, đảm bảo thu nhập cho nông dân. Quỹ này sẽ hoạt động ngay trong năm 2010, bảo đảm những hỗ trợ sẽ đến tận tay người dân.

VFA và Trung ương Hội Nông dân VN sẽ thành lập hội đồng điều hành quỹ này. Ưu tiên số một là hỗ trợ công tác nghiên cứu, sản xuất lúa giống xác nhận cung cấp cho nông dân vì hiện nay tỉ lệ lúa giống xác nhận gieo sạ còn rất thấp.

Ngoài ra, quỹ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân vay không lãi suất (hoặc hỗ trợ lãi suất) để đầu tư xây dựng hệ thống liên hoàn gồm: sấy lúa, xay xát, kho bảo quản... hiện đại nhằm nâng cao chất lượng lúa gạo. Bên cạnh đó, VFA sẽ hỗ trợ máy tính cho hơn 1.300 xã trồng lúa, mỗi xã 2-3 máy tính kết nối Internet để nông dân truy cập thông tin phục vụ sản xuất lúa.

Để tránh tình trạng thương lái ép giá khi mua lúa của nông dân, VFA đã chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên tổ chức lực lượng thương lái và các nhà máy xay xát trở thành vệ tinh của doanh nghiệp xuất khẩu.

“Bắt đầu từ vụ hè thu 2010 tới đây lực lượng thương lái này sẽ chính thức hoạt động. Họ sẽ xuống dân thu mua lúa theo giá sàn doanh nghiệp xuất khẩu ấn định. Trong trường hợp sau khi mua lúa về xay xát mà giá thị trường có giảm thì doanh nghiệp cũng mua lại với giá đã thông báo trước đó. Cách làm này đảm bảo cả nông dân và thương lái không bị thiệt thòi” - ông Phong nói.

                                                                           Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục