Việt Nam là nước sản xuất lúa đứng thứ năm trên thế giới, với sản lượng hằng năm đạt hơn 35 triệu tấn. Nhiều năm qua, nước ta luôn là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới với sản lượng từ 4,5 đến 5 triệu tấn/năm. Riêng năm 2009, dự kiến xuất khẩu gạo sẽ đạt hơn sáu triệu tấn. Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu gạo nước ta đang gặp nhiều thách thức, đòi hỏi những giải pháp chiến lược để sản xuất và xuất khẩu gạo phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Mặc dù, xuất khẩu gạo Việt Nam đứng thứ hai thế giới, nhưng chất lượng gạo chưa cao, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân, sức cạnh tranh và xây dựng thương hiệu. Thêm vào đó, năng suất lúa của vùng đang có nguy cơ chựng lại do mức đầu tư đã quá khả năng của nông dân. Nếu không giải quyết tốt khâu tiêu thụ, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chiến lược bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu. Thách thức đối với sản xuất và xuất khẩu gạo hiện nay là diện tích đất nông nghiệp giảm dần do tốc độ đô thị hóa, nhưng sản lượng lúa phải tăng gấp đôi vào năm 2050 mới đáp ứng nhu cầu. Mặc dù vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long đã sản xuất các giống lúa ngắn ngày, làm gia tăng diện tích gieo trồng từ 3,8 đến 4 triệu ha, với sản lượng khoảng 20 triệu tấn/năm. Bên cạnh đó, các giống lúa lai cũng phát triển mạnh ở miền bắc với diện tích khoảng 600 nghìn ha/năm, cho năng suất từ 6,5 đến 9 tấn/ha.


 

Nông dân nước ta thường xuyên phải đối phó những bất ổn về thiên tai và biến động về giá cả thị trường, từ nguyên liệu đầu vào cũng như sản phẩm được làm ra..., nhưng chưa có chính sách đồng bộ để người làm ra lương thực có thu nhập ổn định. Vì vậy, ở vào những thời điểm giá xuống thấp, người sản xuất lúa không có lãi nên có nhiều nông dân phải bỏ ruộng đi làm nghề khác. Như vậy, trong chiến lược sản xuất và xuất khẩu lúa gạo tới đây, các doanh nghiệp cần thay đổi dần phương thức thu mua và chế biến, tiến đến xây dựng các vùng nguyên liệu kết hợp với việc xây dựng thương hiệu, thay vì thu mua gạo trôi nổi không kiểm soát được chất lượng. Bên cạnh đó, tăng nhanh số lượng máy gặt đập liên hợp để giảm hao hụt, tăng sản lượng, thay thế quá trình cắt, gom, suốt thủ công. Các địa phương nên hỗ trợ lãi suất ngân hàng để nông dân sản xuất nhỏ vay vốn, nhằm sửa chữa hoặc xây mới sân phơi. Nhà nước và địa phương đầu tư kinh phí xây dựng các khu phơi sấy, tồn trữ, xay xát, chế biến lúa gạo hiện đại theo phương thức kinh doanh dịch vụ để bảo đảm tính bền vững lâu dài. Các công ty kinh doanh lương thực nên hình thành các vùng nguyên liệu tập trung cho chính mình. Những nông dân cá thể nên góp đất, vốn lại với nhau để hình thành những công ty sản xuất lúa gạo với kỹ thuật tiên tiến trên quy mô trang trại. Các giải pháp kỹ thuật từ khi gieo trồng đến thu hoạch cần được xây dựng một cách khoa học trên cơ sở áp dụng rộng rãi chương trình ba giảm ba tăng. Hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của sâu bệnh, nhất là rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá từ lúa mùa sang lúa cao sản. Quản lý tốt các hóa chất nông nghiệp trong trồng lúa, tránh gạo nhiễm bẩn các hóa chất nông nghiệp. Ðặc biệt phải đầu tư thỏa đáng cho khâu chế biến và bảo quản gạo.
 
                                                                         Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục