Quyết định số phận hạt lúa cho nông dân sản xuất là

Quyết định số phận hạt lúa cho nông dân sản xuất là "người khác".

Khâu liên quan vấn đề sống còn của hàng triệu nông dân hiện vẫn cứ do những người "không ra ruộng" bàn tính mà quên rằng, những người biết rõ giá thành hạt lúa mình làm vẫn đứng ngoài phòng họp.

Báo chí đã có nhiều loạt bài phản ánh những bất cập trong chuỗi sản xuất, xuất khẩu gạo - mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam và cả thế giới. Sau đó, bộ, ngành và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã có nhiều động tác quan tâm tới nông dân. Nhưng khâu liên quan vấn đề sống còn của hàng triệu nông dân hiện vẫn cứ do những người "không ra ruộng" bàn tính mà quên mất rằng, những người biết rõ giá thành hạt lúa mình làm ra là bao nhiêu vẫn đứng ngoài phòng họp...  

Chỉ mới “vuốt ve”

Động tác thể hiện sự quan tâm tích cực nhất là việc Bộ Tài chính lập đề án lập quỹ bình ổn thị trường lúa gạo với đề xuất thu 30% lợi nhuận trước của gạo, tức sẽ “lược” đi bớt lợi nhuận của DN xuất khẩu gạo để san đều quyền lợi cho cả nông dân.

VFA cũng có nhiều “động tác” lo cho nông dân. Cụ thể, năm 2009 rồi 2010, khi giá lúa xuống thấp, nguy cơ lúa tồn gạo ế, VFA đã “lệnh” cho các hội viên mua lúa tạm trữ với điều kiện phải đảm bảo lợi nhuận tối thiểu 30% cho nông dân.

Khi công luận bức xúc việc nông dân vẫn không bán lúa được với giá “bảo hiểm” trên do bị thương lái o ép, ông Phạm Văn Bảy - Phó Chủ tịch VFA nói, VFA sẽ yêu cầu thu gom hệ thống thương lái vào CLB dưới sự điều hành của DN để thống nhất thương lái mua đúng giá niêm yết cho người dân. Đổi lại, thương lái sẽ nhận được một khoản chênh lệch đảm bảo lợi nhuận khi bán cho các Cty lương thực sau khi trừ các chi phí vận chuyển, phơi sấy.

VFA còn cam kết, sẽ tài trợ máy vi tính, nối mạng Intener và phối hợp với Hội Nông dân đào tạo nông dân biết vi tính để có thể “lên mạng” cập nhật giá cả lúa gạo để không còn cảnh bị thương lái o ép giá...

Nông dân và Hội Bảo vệ quyền lợi họ vẫn đứng ngoài “phòng họp”.  Ảnh: Ngô Sơn


"Lờ” đi khâu quyết định

Theo nhận xét cay đắng của một đại diện Hội Nông dân thì những động tác trên vẫn chỉ đưa nông dân “mon men” tới quyền lợi. Trong khi đó, khâu sống còn đặc biệt ở vụ lúa đông xuân – nguồn thu cho mưu sinh cả năm của người trồng lúa ĐBSCL - là định giá thành sản xuất thì vẫn do “người khác” quyết định.

Nói đâu xa, tại cuộc “nghị sự” ngày 2.3 tại An Giang, việc định giá thành hạt lúa – số phận của nông dân- lại toàn là các nhà “không làm ruộng” nên đưa ra những thông số vênh nhau rất lớn.

Đại diện UBND tỉnh An Giang (địa phương sản xuất lúa chủ lực của vựa lúa ĐBSCL) thì khẳng định chi phí sản xuất lúa của nông dân tỉnh là 2.740 đồng/kg nên muốn dân có lời 30% phải mua giá 4.200 đồng/kg chứ không phải 4.000 đồng mà VFA đang mua. Nhưng các nhà khoa học cho rằng cách tính giá thành lâu nay thiếu 2 phần quan trọng là công quản lý của chủ và tiền thuê đất. Nếu tính đủ thì chi phí sản xuất sẽ vượt qua mức 4.000 đồng/kg lúa. Còn VFA thì cho rằng, giá thành bình quân các địa phương chỉ 2.200 đồng/kg.

Trong khi đó, Bộ Tài chính được Chính phủ giao nhiệm vụ phải công bố giá thành ngay từ đầu vụ làm cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền tổ chức mua lúa cho người dân nhưng đến giờ này vẫn “im hơi lặng tiếng” nên Bộ Công Thương vội ủng hộ mức giá thấp so với các địa phương do VFA đưa ra...

“Cực chẳng đã” đại diện Bộ NNPTNT muốn có một đơn vị độc lập phân tích cách tính giá thành sản xuất lúa kẻo không định lượng đúng công sức nông dân bỏ ra.

Thực tế, việc xác định giá thành hạt lúa luôn là vấn đề thời sự. Năm nay, càng nóng và quyết liệt hơn, bởi ngày 23.12.2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Nghị quyết số 63/NQ-CP về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, trong đó đặc biệt nhấn mạnh phải đảm bảo nông dân sản xuất lúa có lãi bình quân trên 30% so với giá thành sản xuất.

“Nóng” và mải mê tranh cãi nhưng “các nhà” quên mất rằng, hơn ai hết, chỉ có người trực tiếp sản xuất mới biết chính xác chi phí mình bỏ ra là bao nhiêu.

Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, nông dân là người làm tới 60% công việc trong chuỗi sản xuất-xuất khẩu gạo vẫn “đứng ngoài” phòng họp. Tiếng nói của Hội Nông dân, bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu nông dân trong chuỗi sản xuất-xuất khẩu gạo, hầu như chưa được chú ý.

                                                                   Theo Báo Laodong

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục