Ngân hàng chuyển đổi USD huy động sang VNĐ để kinh doanh nhưng vẫn bảo đảm đủ ngoại tệ chi trả cho người gửi

Huy động vốn VNĐ khó, trong khi nhu cầu vay vốn USD có xu hướng gia tăng nên nhiều ngân hàng (NH) tích cực huy động USD rồi chuyển sang VNĐ để kinh doanh.


Nhiều ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất tiền gửi USD từ mức 3%/năm lên 4,7%/năm. Ảnh: H.Thúy

 

Đón đầu
 

Để thu hút khách hàng cá nhân, nhiều NH TMCP đã tăng lãi suất tiền gửi USD từ mức 3%/năm lên 4,7%/năm. Trong khi đó, lãi suất tiết kiệm USD tại các NH có thế mạnh về xuất nhập khẩu chỉ tăng nhẹ,  phổ biến ở mức 3,5% - 4%/năm, chứng tỏ nguồn vốn ngoại tệ của những NH này khá dồi dào nên không nâng lãi suất đầu vào USD lên quá cao nhằm bảo đảm sức cạnh tranh cho lãi suất đầu ra. Điểm khác biệt so với huy động vốn VNĐ là các NH không có hiện tượng chạy đua về lãi suất USD.
 

Ưu tiên khách bán vàng gửi VNĐ

Hiện tại, giá vàng đang có xu hướng giảm, nhiều NH đã tiến hành giảm mạnh lãi suất huy động vàng. Chính vì vậy không ít khách hàng đã bán vàng chuyển sang gửi tiết kiệm bằng VNĐ. Cụ thể, để thu hút khách gửi tiền, từ ngày 15-3 đến 29-4, NH TMCP Sài Gòn (SCB)  sẽ mua lại vàng với giá cao cho khách hàng nếu khách bán vàng để gửi tiết kiệm tại SCB. Nếu khách hàng bán số vàng đang gửi tại SCB để gửi tiền tiết kiệm thì SCB sẽ mua với giá cao hơn 0,10% so với giá vàng mua vào mà SCB niêm yết. Nếu khách mang vàng từ bên ngoài, SCB sẽ mua giá cao hơn 0,05% so với giá mua mà SCB niêm yết.
S.N

Theo các NH, hiện mặt bằng lãi suất cho vay USD là 6%-8%/năm, thấp hơn rất nhiều so với lãi suất cho vay VNĐ là 17% -18%/năm nên không ít doanh nghiệp (DN) chuyển hướng vay vốn bằng USD. Mặt khác, NH Nhà nước cũng đã mở rộng đối tượng được vay ngoại tệ nên nhu cầu vay vốn USD được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, nhất là từ quý II hằng năm, hoạt động xuất nhập khẩu thường sôi động. Do đó, nhiều NH tăng lãi suất tiền gửi USD để bổ sung nguồn vốn, đón đầu xu hướng thị trường


Gửi tiết kiệm VNĐ lợi hơn


Tuy các NH tăng lãi suất tiết kiệm USD để tăng mức sinh lời cho người gửi nhưng một số người am hiểu thị trường cho rằng gửi tiết kiệm bằng VNĐ vẫn lợi hơn. Cụ thể, với 10.000 USD, người dân gửi NH lãi suất cao nhất khoảng 0,33%/tháng (kỳ hạn 3 tháng), đến thời điểm đáo hạn số lãi có được là 100 USD (tương đương 1.935.000 đồng).
 
Nếu người dân chuyển 10.000 USD sang VNĐ sẽ được 193,5 triệu đồng, gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng, lãi suất thực tế gần 1%/tháng thì sinh lời khoảng 5,8 triệu đồng, gấp 3 lần so với gửi tiết kiệm bằng USD. Trong khi đó, cung - cầu ngoại tệ hiện đang ổn định,  NH Nhà nước cũng vừa tăng mạnh tỉ giá hối đoái nên tỉ giá USD/VNĐ trong 3 tháng không có cửa để đi lên.

Theo phó tổng giám đốc một NH thương mại ở TPHCM, trong bối cảnh huy động vốn còn khó khăn nhưng thị trường ngoại tệ không còn căng thẳng, tỉ giá hối đoái ổn định nên các NH vẫn tính được bài toán chuyển số ngoại tệ huy động được sang tiền đồng trong thời gian ngắn để cho vay. Sau đó, NH mua lại ngoại tệ từ DN bởi lãi suất tiền gửi USD của DN quá “bèo” (tối đa 1%/năm). Khi có nguồn thu USD, DN sẽ bán ngay cho NH. Đến thời điểm người dân rút tiết kiệm ngoại tệ, NH đã sẵn sàng USD để chi trả cho khách hàng.

 

                                                                          Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Thiếu vốn, bất động sản tiếp tục bị ''trói''

Nguồn vốn vẫn là một trong những khó khăn của doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Theo khảo sát của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), có hơn 70% doanh nghiệp bất động sản phản ánh các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn chưa thực sự phát huy tác dụng tới hoạt động của doanh nghiệp. Cả 3 dòng tiền chính của doanh nghiệp bất động sản là từ khách hàng, phát hành trái phiếu và vốn tín dụng ngân hàng đều đang vướng.

Nắm bắt tình hình các cơ sở sản xuất - kinh doanh có sản phẩm xuất khẩu

Nhằm đánh giá, thúc đẩy xuất khẩu các loại nông sản chủ lực của tỉnh thông qua công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngày 1/12, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh tổ chức đoàn công tác làm việc với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản phẩm xuất khẩu năm 2023.

Tập trung hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp

Nâng cao chất lượng hạ tầng các khu công nghiệp (KCN) được Ban Quản lý các KCN tỉnh xác định là một trong những giải pháp quan trọng, là cơ sở thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Trên địa bàn tỉnh đã có 8 KCN với tổng diện tích quy hoạch trên 1.507 ha; trong đó 2 KCN đã được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật; một số KCN có tỷ lệ lấp đầy khá, như: KCN Lương Sơn đạt 100%; KCN Bờ trái sông Đà 91,53%; KCN Nam Lương Sơn 60,08%...

Người dân xã Cao Sơn phấn khởi vì dong riềng được giá

Những ngày này, người dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) hối hả thu hoạch dong riềng. Giá dong riềng được tư thương thu mua với giá 17 nghìn đồng/10 kg, cao gần gấp đôi so với vụ năm ngoái.

Tháng 11, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt trên 1.083,7 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh trong tháng 11/2023 ước thực hiện 1.083.752 triệu đồng, so với tháng 10 tăng 30.712 triệu đồng (tăng 2,92%), so với cùng kỳ năm trước giảm 2,33%.

Công bố Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 30/11, tỉnh Bắc Kạn long trọng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho tỉnh Bắc Kạn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục