Theo nhận định của các chuyên gia, trong năm 2010, các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam sẽ có nguy cơ gia tăng nếu doanh nghiệp (DN) xuất khẩu không cẩn trọng và chủ động ứng phó với tình hình.

Năm 2009 được xem là năm khó khăn đối với xuất khẩu Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chưa thực sự thoát khỏi khủng hoảng, bên cạnh sự sụt giảm về số lượng các đơn hàng ở hầu khắp các thị trường, hàng hóa Việt Nam còn phải đối mặt với một loạt rào cản không dễ vượt qua, trong đó, đáng kể nhất là các biện pháp phòng vệ thương mại. Trên thực tế, năm 2009 là năm giữ kỷ lục về số lượng các vụ kiện chống bán phá giá (CBPG), chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam với 42 vụ kiện.

Một số mặt hàng có nguy cơ bị kiện chống bán phá giá

Tại buổi tọa đàm về CBPG, trợ cấp liên quan đến xuất khẩu Việt Nam do Hội đồng Tư vấn về phòng vệ thương mại (TRC) - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Công ty Luật Hoa Kỳ Squire Sander tổ chức, vừa diễn ra tại Hà Nội, Tiến sỹ Peter John Koenig nhận định: Năm 2010, năng lực tài chính của các DN Mỹ sẽ khả quan hơn. Vì thế, có thể họ sẽ có tiền để bắt đầu các vụ kiện nhằm áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với các nước xuất khẩu nếu họ thấy lợi ích bị ảnh hưởng. Các báo cáo chính thức cũng cho thấy các vụ kiện CBPG sẽ tăng cao trong thời gian tới ở thị trường Mỹ. Vì Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu lớn, nên xu hướng này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến Việt Nam.

Tiến sỹ Koenig cho biết thêm: Trong năm 2010, những mặt hàng như dệt may, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, thép, đinh, ốc vít… là những nhóm mặt hàng có nguy cơ liệt vào danh sách CBPG cao nhất. Ngoài ra, một số mặt hàng mới như hóa chất, sản phẩm cơ khí, điện, nhựa... cũng có thể bị điều tra.

Cũng theo kinh nghiệm của Tiến sỹ Koenig, khi có một vụ kiện của Mỹ với Trung Quốc, Hàn Quốc về mặt hàng nào đó thì những mặt hàng tương tự từ Việt Nam cũng phải để ý. Hiện Mỹ đang kiện mặt hàng máy lạnh, máy điều hòa của Trung Quốc, Hàn Quốc, và Mỹ có thể nghĩ đến việc kiện những nhà xuất khẩu nhỏ hơn, như Việt Nam. Đáng chú ý là mặt hàng máy lạnh của Việt Nam Argentina đưa vào danh sách điều tra CBPG.

Tuy nhiên, Tiến sỹ Koenig nhấn mạnh: Trong số các mặt hàng liệt kê trên, đồ gỗ là mặt hàng đáng chú ý nhất bởi nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc không phải nhà xuất khẩu lớn nhất mà có thể là Việt Nam.

Đồ gỗ xuất khẩu sẽ là một trong những mặt hàng có nguy cơ bị kiện chống bán phá giá trong năm 2010.

Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động ứng phó

Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Trang, Hội đồng tư vấn CBPG, chống trợ cấp tự vệ (TRC) - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng: Trên thực tế, rất khó có thể đoán chắc được mặt hàng nào sẽ bị kiện CBGP. Vì vậy, cách đề phòng tốt nhất là khi xuất khẩu, DN phải xem mặt hàng của mình liệu có giống với hàng sản xuất trong nước của các nước nhập khẩu hay không, vì nếu giống và gây thiệt hại cho DN của các nước nhập khẩu thì họ mới đi kiện.

Trong trường hợp bị kiện CBPG, các DN nên chủ động hầu kiện nếu không muốn mất thị trường hay chấp nhận phải đổi tên sản phẩm. Một kinh nghiệm tránh bị kiện bán phá giá của Trung Quốc mà các DN Việt Nam có thể học hỏi là khi một nhóm hàng bị áp thuế CBPG thì các DN Trung Quốc ngay lập tức chuyển nhà máy sản xuất sang chính nước nhập khẩu để được ưu đãi về thuế, hoặc chuyển nhà máy sang các nước lân cận.

Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Trang, việc đối phó với CBPG không phải được quan tâm khi vụ kiện bắt đầu mà trước khi làm ăn với nước ngoài thì các DN đã phải chuẩn bị tốt. Sớm thu thập thông tin, tìm hiểu quy định CBPG, trình tự thủ tục xem xét khởi kiện, chuẩn bị chứng từ... là cách đề phòng các vụ kiện CBPG chủ động nhất mà DN Việt Nam nên nghĩ đến. Trong đó, đầu tiên là kêu gọi sự hỗ trợ từ phía Chính phủ nhằm tích cực triển khai đàm phán song phương, đa phương để tranh thủ nhiều nước thừa nhận.

Cũng theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Trang, DN Việt Nam cũng hoàn toàn có thể thành công trong vụ kiện nếu chuẩn bị tốt các số liệu có kiểm toán và các chứng từ liên quan. Số liệu càng hợp lý, chứng từ càng đầy đủ cơ hội thành công sẽ càng cao. Tuy nhiên, các DN cần lưu ý: Việc đối phó với vụ kiện chống bán phá giá là một cuộc chiến cần vận dụng mọi nguồn lực dư luận, báo chí, công ty luật... và cả lực lượng Việt kiều ở nước sở tại.

Và một yếu tố quan trọng khác là Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và đa phương hóa thị trường để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với số lượng lớn vào một thị trường, vì điều này có thể tạo cơ sở cho các nước khác khởi kiện Việt Nam bán phá giá. Ngoài ra, cơ quan quản lý cần siết chặt vấn đề xuất xứ hàng hóa. Hải quan sẽ có trách nhiệm giám sát hàng hóa sản xuất ở Việt Namtrước khi xuất đi các nước

 

                                                                                   Theo CAND

Các tin khác


Giúp doanh nghiệp vượt khó khăn

Kết quả khảo sát vừa được Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) công bố cho thấy các doanh nghiệp đang phải trải qua một giai đoạn đặc biệt khó khăn. Hàng loạt kiến nghị, đề xuất mang tính cấp bách từ cộng đồng doanh nghiệp cũng đã được đề xuất, hướng đến tháo gỡ các nút thắt ngay trước mắt nhằm củng cố niềm tin và gia tăng nội lực để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn nhiều thách thức hiện nay.

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại, điện tử

(HBĐT) - Theo đánh giá của ngành Công Thương, trong 3 năm qua, thương mại nội tỉnh giữ vững đà tăng trưởng ổn định. Tốc độ tăng của tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ xã hội trong giai đoạn 2021 - 2023 đạt khoảng 17,96%.

Phát triển sản phẩm OCOP để nâng giá trị nông sản địa phương

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Đà Bắc đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế để xây dựng sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao giá trị các nông sản đặc trưng.

Dự án khu đô thị Mường Khến Heritage: Chủ đầu tư cam kết đảm bảo quyền sở hữu lâu dài, pháp lý an toàn

(HBĐT) - Thời gian qua, dư luận xã hội xuất hiện thông tin dự án khu đô thị (KĐT) Mường Khến Heritage tại thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) do Công ty TNHH KĐT Mường Khến làm chủ đầu tư (CĐT); đơn vị phát triển dự án là Công ty CP đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn (Công ty Hoàng Sơn) có dấu hiệu không trung thực (lừa dối), khi giới thiệu dự án ghi đất sử dụng lâu dài, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) là đất có thời hạn sử dụng 50 năm...

Gala kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Hoà Bình

(HBĐT) - Tối 28/5, Hội Doanh nghiệp trẻ (HDNT) tỉnh tổ chức Gala kỷ niệm 20 năm thành lập Hội (2003 - 2023). Tham dự về phía T.Ư có các đồng chí: Hoàng Bình Quân, nguyên Ủy viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Trưởng Ban Đối ngoại T.Ư, Chủ tịch danh dự Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam; Đặng Hồng Anh, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và các đồng chí Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam.

Giảm tiếp lãi vay để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi

Lãi suất điều hành vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định giảm thêm 0,5 điểm phần trăm, tạo cơ sở giảm tiếp lãi vay. Mặc dù lãi suất cho vay đang có động thái giảm, nhưng thực tế vẫn ở mức cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục