Một tháng trở lại đây, tình trạng máy ATM trục trặc, nhả tiền rách, vấy mực, dính bẩn có xu hướng tăng lên, làm khó người sử dụng dịch vụ.

“Bệnh” càng ngày càng nặng

Những tưởng hết Tết, áp lực hoạt động của các máy ATM giảm tải, nhà băng có nhiều thời gian hơn để kiểm soát chất lượng tiền trước khi đưa vào lưu thông. Tuy nhiên, tình trạng này không những  không được khắc phục, giảm thiểu mà thậm chí còn tăng lên.

 

Khách hàng rút tiền tại máy  ATM vừa thao tác vừa hồi hộp vì sợ tiền rách. Ảnh: T.N
Khách hàng rút tiền tại máy  ATM vừa thao tác vừa hồi hộp vì sợ tiền rách. Ảnh: T.N

Cuối tuần qua, chị Hà Giang (ngụ Lê Quang Định, P.11, quận Bình Thạnh, TP.HCM) đi mua sắm tại siêu thị Coopmart Đinh Tiên Hoàng (quận Bình Thạnh, TP.HCM), khi rút tiền từ máy ATM của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), chị Giang đã bị "dính" 2 tờ tiền mệnh giá 100.000 đồng bị rách mất góc, vết mực đen lem luốc che mất hình quốc huy.

“Đây không phải là lần đầu tiên tôi gặp tình trạng này mà là lần thứ 3 rồi. Một lần vào thời điểm cận Tết với một tờ 50.000 đồng rách góc. Lần thứ hai cách đây một tuần cũng 1 tờ 50.000 đồng mất góc. Thật hết chịu nổi!”- chị Giang bức xúc. 

Chị Thùy, nhân viên văn phòng một công ty tại tòa nhà Star Building (Mạc Đĩnh Chi, Q.1) cho biết từ sau Tết đến nay, chị cũng đã 2 lần gặp tiền rách khi rút tiền tại máy ATM Vietcombank. Bực mình phàn nàn với các đồng nghiệp trong công ty, chị vỡ lẽ nhiều người cũng gặp phải tình trạng này.

Tiền rách "chạy" loăng quăng

Nhiều người cho biết, sau khi rút tiền gặp trúng tiền rách đều để riêng ra, định bụng lúc nào rảnh rỗi thời gian hay khi có việc đi ngân hàng thì đổi luôn một thể với tâm lý “Chẳng ai có dư thời gian đến ngân hàng chỉ để đổi 50.000 - 100.000 đồng”.

Theo các ngân hàng, khi rút tiền tại máy ATM gặp phải tiền rách, khách hàng nên in sao kê giao dịch rồi đến ngân hàng đó yêu cầu nhân viên ngân hàng đổi lại. Một số ngân hàng hướng dẫn khách hàng gọi đến đường dây nóng để biết ATM trực thuộc chi nhánh nào phụ trách để đến đó đổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian để làm việc này. Mặt khác, đổi một tờ 100.000 đồng mất 4.000 đồng phí đổi.  

"Tôi đã từng bị thu 20.000 đồng khi đổi một tờ 500.000 đồng bị cứa rách dán băng keo trong. Tôi đổi ngay chính tại ngân hàng phát hành thẻ ATM nhưng nhân viên cũng chẳng buồn phân trần"- chị Thu nói.

Tình trạng trục trặc, máy báo lỗi cũng là bệnh thường gặp tại các máy ATM trong một tháng trở lại đây. 

 

Tình trạng máy hư, nghẽn mạng vẫn tiếp diễn. Ảnh: T.N
Tình trạng máy hư, nghẽn mạng vẫn tiếp diễn. Ảnh: T.N

“Lượng khách thì nhiều trong khi hai thùng máy đặt tại đây thường chỉ còn một máy là hoạt động được, máy kia liên tục báo lỗi. Một số người có nhu cầu rút tiền số lượng lớn trong khi quy định chỉ cho phép một lần rút tối đa chỉ 2 triệu đồng khiến những người còn lại phải sốt ruột đứng chờ”- chị Giang cho biết.

Một điểm ATM khác của Vietcombank trên đường Trần Quang Khải, Q.1 cũng rơi vào tình trạng tương tự. Bốn máy tại đây cũng thay phiên nhau dở chứng khiến những người vào đây rút tiền cứ phải “sàng qua, sàng lại”.

Chuyện máy ATM "dở chứng" không phải là chuyện hiếm vào những dịp lễ, tết, cuối tháng. Việc này được các ngân hàng đổ lỗi do hoạt động quá tải. Tuy nhiên, hiện nay không cần đến lúc cao điểm tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn, khách hàng bị "hành" chỉ còn biết kêu trời

 

                                                                        Theo VietNamnet

Các tin khác


Duy trì sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.

Người dân xã Đa Phúc ấm no từ trồng mía

(HBĐT) -Dọc trên những con đường bê tông liên thôn, xóm tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) là những ruộng mía bạt ngàn. Nông dân hồ hởi chăm sóc đảm bảo thu hoạch đúng khung thời vụ. Trong 2 - 3 năm trở lại đây, giá mía ở mức 6.000 - 8.000 đồng/cây, thị trường tiêu thụ ổn định. Cây mía đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

Sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 6,14 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.

Tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.028,4 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.

Nhận diện rào cản trong hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện chỉ số PCI

(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. 

Nâng cao trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục