(HBĐT) - Ngày 9/4, Ban chỉ đạo phòng chống bệnh lùn sọc đen, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã tổ chức họp để thống nhất phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên và kế hoạch hoạt động nhằm hạn chế thấp nhất mức độ gây hại của bệnh lùn sọc đen trên lúa.

 

Bệnh lùn sọc đen hại lúa là bệnh do virut lùn sọc đen phương Nam gây ra và rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ là môi giới truyền bệnh virut. Cây lúa bị bệnh thường có triệu chứng chung là thấp lùn, lá xanh đậm hơn bình thường, lá lúa bị bệnh có thể xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá, gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Cây bị bệnh nặng thường không trỗ bông hoặc trỗ không thoát, hạt lúa đen. Bệnh xuất hiện trên cả cây lúa, ngô và virut gây bệnh có thể lưu truyền qua các vụ. Theo báo cáo của Chi cục BVTV tỉnh, ngày 27/2 bắt đầu phát hiện bệnh trên cây lúa, đến ngày 8/4, toàn tỉnh đã có 135, 64 ha bị nhiễm bệnh lùn sọc đen, tập trung tại 6 huyện, thành phố là  Kỳ Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Lạc Sơn và thành phố Hoà Bình. Trong đó có 117, 41 ha đã được phun trừ rầy, 120, 11 ha đã được xử lý và 120, 11 ha cây bị bệnh đã được nhổ bỷ, còn lại 15, 53 ha cần được khẩn trương xử lý.

 

Tại buổi họp, các thành viên Ban chỉ đạo đã tập trung thảo luận, thông qua quy chế điều hành hoạt động của BCĐ 417 và phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên. Thảo luận, thông qua kế hoạch tổ chức chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa và Quyết định của UBND tỉnh về việc ban hành chính sách phòng trừ bệnh lùn sọc đen, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Trong đó, dự toán kinh phí hoạt động của BCĐ là 850 triệu đồng; ngân sách Trung ương hỗ trợ 100% chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật, trừ côn trùng môi giới nhằm ngăn cản hạn chế lây nhiễm và mức độ gây hại của bệnh lùn sọc đen,  vàng lùn, lùn xoắn lá trên đồng ruộng; hỗ trợ diện tích phải tiêu huỷ với mức 4 triệu đồng /ha và 12 kg gạo /người/tháng trong 6 tháng.  

 

Kết luận tại buổi họp, đồng chí Hoàng Văn Tứ, giám đốc Sở NN & PTNT  nhấn mạnh. Đây là bệnh đặc hiện nguy hại với cây lúa, có thể diễn ra trong nhiều vụ, nhiều năm ở mọi địa bàn. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị, vì vậy quan điểm chỉ đạo phòng là chính và cần khoanh vùng, dập dứt điểm các ổ dịch. Đồng thời, các địa phương cần duy trì thường xuyên hệ thống bẫy đèn và thăm đồng, theo dõi diến biến của bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời và tăng cường các biện pháp phòng trừ rầy  môi giới truyền bệnh lùn sọc đen hại lúa.

 

                                                                                           Đỗ Hà

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục