Bị ảnh hưởng bởi bụi từ núi lửa ở Iceland, ngành hàng không thiệt hại hàng triệu USD. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng điêu đứng vì hàng hóa bị ách tắc

Tính đến ngày 19-4, Vietnam Airlines (VNA) phải hủy 21 chuyến bay giữa VN và Pháp, Đức, Nga. Đã có 6.434 hành khách bị ảnh hưởng. Trong đó có 1.222 khách bị kẹt tại Pháp, 621 khách kẹt tại Đức, 313 khách bị kẹt tại Moscow (Nga), số còn lại bị kẹt ở VN. Một chiếc Boeing 777 của VNA cũng đang nằm tại sân bay châu Âu.


Hàng không thiệt hại hàng triệu USD


Dự kiến VNA sẽ tăng 14 chuyến bay để giải tỏa số hành khách nói trên trong 4 ngày, từ 20 đến 23-4. Theo ước tính của một chuyên gia kinh tế hàng không, chỉ tính riêng việc VNA buộc phải hủy trên 20 chuyến bay từ VN đi châu Âu và ngược lại đã làm thiệt hại hàng triệu USD.

Bởi khi đã làm thủ tục cho hành khách từ châu Âu về VN nhưng phải hủy chuyến, thì VNA phải lo chỗ ăn, ở miễn phí cho hành khách hoặc chuyển khách đi vòng qua các đường bay khác nếu có yêu cầu. Chậm bay ngày nào là thiệt hại nặng nề ngày đó.



Do hoãn chuyến bay, hàng hóa xuất khẩu sang London (Anh) phải lưu kho tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: HỒNG THÚY


Ông Phan Xuân Đức, Phó Tổng Giám đốc khai thác VNA, cho biết: chiều 20-4, nhà chức trách hàng không Pháp đã mở cửa 1/3 bầu trời phía Nam. Việc nối lại hai đường bay đến Paris (Pháp) và Frankfurt (Đức) cũng đã được VNA tính đến, nhưng do tất cả các hãng hàng không đều đòi hỏi tăng chuyến ngay khi mở cửa bầu trời nên việc xin phép bay của chính quyền châu Âu rất khó khăn. VNA đã đề nghị hai đại sứ Pháp và Đức tác động để hãng có được lịch bay sớm nhất có thể.


Xuất nhập khẩu đình trệ


Chị Thảo Trang, đại diện Công ty The Freight tại VN (đơn vị chuyên vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu quốc tế), cho biết: Việc đóng cửa các sân bay ở châu Âu đã khiến việc vận chuyển hàng hóa đi và đến khu vực này bị đình trệ.

Từ cuối tuần trước, các chuyến hàng từ châu Âu về VN đã tạm ngưng và tối 19-4, các chuyến hàng từ VN đi châu Âu cũng thế. Hiện rất nhiều đơn hàng lớn của doanh nghiệp may mặc đến thời hạn giao hàng sang một số nước châu Âu nhưng công ty phải đề nghị các doanh nghiệp chuyển hàng về để giảm chi phí lưu kho.


Theo bà Trần Huyền Chiêu Trân, Giám đốc Công ty Teddy Trade VN (chuyên kinh doanh nhãn hiệu gấu bông Steiff tại ba nước Đông Dương): “Steiff chỉ sản xuất duy nhất tại Đức nên hiện nay dù đơn hàng khá lớn, chúng tôi cũng phải chờ.

Một công ty nhập khẩu hàng thực phẩm từ Pháp và các nước châu Âu cũng thông tin: Do hàng thực phẩm phải bảo đảm độ tươi ngon nên mỗi tháng đơn vị phải nhập 3 chuyến hàng bằng đường hàng không. Một số mặt hàng trong kho lạnh của đơn vị chỉ còn đủ bán đến hết tuần nhưng phải đành chờ.


Ông Nguyễn Văn Hà, nhân viên giao nhận của một công ty xuất nhập khẩu thủy sản, cho biết: Đa số các lô hàng xuất khẩu hải sản hoặc trái cây tươi đều bị hủy và buộc doanh nghiệp phải bảo quản tại kho. Thiệt hại tiền tỉ là điều chắc chắn.

 

                                                                          Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục