Lãi suất cho vay ở nhiều ngân hàng vẫn còn cao nên doanh nghiệp vẫn ngại vayTừ giữa tháng 4-2010, nhiều ngân hàng (NH) đã tuyên bố giảm lãi suất cho vay với mức giảm từ 0,5% - 1%/năm. Đầu tháng 5 đến nay, theo chỉ đạo của NH Nhà nước, đã có thêm hàng loạt NH tuyên bố tiếp tục giảm lãi suất cho vay VNĐ đối với một số đối tượng phục vụ sản xuất kinh doanh với mức giảm thêm từ 0,5%-1%/năm, tùy kỳ hạn vay (lãi suất còn khoảng 13%-15%/năm). Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp (DN) mừng hụt vì thực tế không như kỳ vọng.

Giảm không đáng kể


Đầu tháng 5, NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam thông báo tiếp tục giảm lãi suất cho vay VNĐ đối với một số đối tượng phục vụ sản xuất kinh doanh, giảm 1% đối với vay ngắn hạn và 0,5% đối với vay trung, dài hạn (trong đó nhiều đối tượng khách hàng được vay với lãi suất 13%/năm, thậm chí 12,5%/năm).

NH Thương mại Cổ phần Liên Việt thông báo tiếp tục giảm lãi suất cho vay VNĐ với mức giảm tối đa là 1%/năm, đưa lãi suất cho vay thỏa thuận thấp nhất tại NH này chỉ còn 13%/năm. Một số NH khác như NH Quân đội cũng thông báo cho vay lãi suất 13%-14,5%, Vietcombank cho vay quanh mốc 14%, NH Á Châu cho vay từ 14%-15,5%... Tuy nhiên, khi thông báo mức lãi suất này, các NH không quên “đính kèm” điều kiện để xét tùy thuộc vào nhóm khách hàng, quy mô, mức độ rủi ro mà có mức lãi suất khác nhau.


Ông Vũ Huy Tiến, Giám đốc Công ty Sản xuất bao bì Bình Minh, cho biết: DN vay 2,5 tỉ đồng tại một NH thương mại với lãi suất 16,8%/năm, nay điều chỉnh còn 15,8%/năm.

Như vậy thay vì trước đây trả lãi 35 triệu đồng/tháng, nay trả 32,9 triệu đồng/tháng là giảm không đáng kể. Chưa kể, trước khi giải ngân, công ty đã phải trả trước phí quản lý tài sản cho cả năm là 4%.



Lãi suất ngân hàng còn cao nên doanh nghiệp vẫn còn ngại vay vốn. Ảnh: HỒNG THÚY


Bà Lê Thị Xuân, Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Xuân Thị, cho rằng tình hình sản xuất thu hẹp, giá nguyên vật liệu đều đội lên khiến giá thành cao, hàng tiêu thụ chậm đi... thì làm gì có nhiều DN đạt lợi nhuận cao trên 15% để vay với lãi suất hiện nay. Vì vậy, việc giảm lãi suất khoảng 1%/năm chỉ cải thiện thêm một bước chứ khó khăn còn nhiều, khả năng vay ngay là chưa thể.


Nhiều DN phản ánh không phải NH nào cũng sòng phẳng với khách hàng là hướng dẫn các DN làm đề nghị điều chỉnh lãi suất trước chu kỳ vay kế tiếp, trong khi đây là một việc làm cần thiết nhằm chia sẻ khó khăn đối với các DN sản xuất, kinh doanh.

Phó Tổng Giám đốc một DN cơ khí tại TPHCM bức xúc: Ngay khi có thông tin một số NH giảm lãi suất vào giữa tháng 4, tôi chờ mãi mà không thấy cán bộ tín dụng NH liên lạc.

Sau 2 tuần, tôi chủ động liên lạc với NH và đặt thẳng vấn đề thì lúc này mới được nhân viên hướng dẫn làm đơn đề nghị để giảm từ 1,45%/tháng xuống còn 1,35%/tháng. Một số DN cùng ngành do không chủ động làm việc với NH nên đành phải chịu lãi suất cũ thêm vài tháng nữa.


Hồ sơ gắt gao hơn


Theo lãnh đạo một NH thương mại trên địa bàn TPHCM, mặc dù chỉ đạo của NH Nhà nước là giảm lãi suất cho vay nhưng hiện tại, một số NH (nhất là NH nhỏ) chưa thể giảm ngay vì vẫn còn “kẹt” nguồn vốn trước đây huy động với lãi suất cao.

Bởi ngoài chi phí huy động vốn, NH phải cộng thêm 3,5% chi phí hoạt động và lãi tối thiểu nên nếu cho vay 14%-15% là NH lỗ vốn. Thực tế, ngay trong thời điểm này, một số NH vẫn đang âm thầm tăng lãi suất đầu vào nên lãi suất đầu ra vẫn rất cao. Lãi suất huy động của một số NH đã trên 11,5%/năm, có nơi lên đến 11,8% - 11,99% và lãi suất cho vay là 17%-18%/năm.


Giám đốc một công ty sản xuất gỗ cho biết đọc trên báo, thấy NH đơn vị ông đang vay vốn áp dụng lãi suất 14%-15,5%, ông cứ đinh ninh sẽ được giảm lãi suất.

Nào ngờ, họ vừa gửi thông báo điều chỉnh lãi suất (kỳ hạn 3 tháng) nhích lên tròn 17%/năm. Mức lãi suất này là quá cao nhưng công ty vẫn phải cắn răng trả lãi vì muốn thanh lý hợp đồng trước hạn cũng khó.

Một đại diện DN sản xuất nguyên liệu mỹ nghệ cũng bức xúc: “Mới đây, khi thực hiện hồ sơ vay, thấy lãi suất vẫn quá cao, tôi thắc mắc thì được nhân viên NH giải thích lãi suất huy động công bố giảm nhưng thực tế phải áp dụng thêm các hình thức khuyến mãi khác nên lãi suất huy động thực mà NH áp dụng vẫn cao nên không thể cho DN vay với lãi suất thấp được.


Một số NH còn lấp liếm cho việc “giảm mà không giảm” lãi suất bằng cách công bố lãi suất 14%-15%/năm nhưng mức lãi suất này chỉ được áp dụng trong 3 tháng đầu, những tháng sau đó sẽ áp dụng lãi suất thả nổi. Ngoài ra, việc xét duyệt hồ sơ cho vay tại một số NH gắt gao hơn, thời gian xét duyệt hồ sơ kéo dài khiến không ít DN nản lòng và... ôm hồ sơ sang NH khác.

 

                                                                                     Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục