Các đại lý thích bán sim siêu rẻ, TK

Các đại lý thích bán sim siêu rẻ, TK "khủng" vì lãi hơn là bán nguyên bộ kit

Bằng những thủ thuật khác nhau, giới kinh doanh sim card đã cho "ra lò" các loại sim siêu rẻ với tài khoản "khủng".

Dọc theo các phố Cầu Giấy, Đê La Thành, Kim Mã, Thanh Xuân (Hà Nội)… có hàng loạt cửa hàng treo biển bán các loại sim giá rẻ, có tài khoản (TK) lớn: sim Mobile giá 30.000 đồng có TK 111.000 đồng, 68.000 đồng có TK 250.000 đồng, sim 150.000 đồng TK 600.000 đồng, sim 480.000 đồng TK 1.550.000 đồng; sim Viettel giá 50.000 đồng tương ứng với TK 160.000 đồng; sim Vinaphone giá 58.000 đồng cho TK 201.000 đồng, 67.000 đồng có 250.000 đồng, 95.000 đồng có 330.000 đồng và 99.000 đồng có ngay 350.000 đồng.

Đắt hàng như tôm tươi

Tại cửa hàng sim card số 183 Lương Thế Vinh (Q.Thanh Xuân, Hà Nội), khi mua chiếc sim Vinaphone giá 62.000 đồng (TK có 205.000 đồng), người bán hàng khẳng định với chúng tôi: "Lắp vào là sử dụng luôn, nếu không có đủ 205.000 đồng trong tài khoản, chị đổi cho sim mới". Quả thật sau khi lắp vào, các tin nhắn báo đến là chúng tôi có thể sử dụng ngay. Nhưng kiểm tra TK, trong TK chính chỉ có 130 đồng, còn lại số tiền 205.000 đồng nằm trong TK phụ (TK khuyến mãi).

Anh Ngọc Sơn, chủ cửa hàng sim thẻ số 208, phố Kim Mã cho biết, những ngày gần đây, sim khuyến mãi có TK "khủng" của các mạng lớn bán chạy hơn gấp 2 - 3 lần trước đây, nhất là sim của Vinaphone. "Mỗi ngày bán được cả vài trăm bộ sim Vinaphone. Vì giá sim này rẻ, TK khuyến mãi nhiều, thoải mái gọi", anh Sơn nói.

Theo anh Quang Toàn, một người bán sim trên đường Trường Chinh (Q.Thanh Xuân, Hà Nội), các loại sim có TK khuyến mãi "khủng" không phải do các mạng làm ra mà do các tay buôn sim "chế" ra. "Các sim này đều là sim đã được kích hoạt từ lâu, được các chủ hàng thu gom về, sau khi kích hoạt trong TK chính sẽ có 50.000 đồng và TK phụ thường được 110.000 đồng. Số tiền 50.000 đồng trong TK chính sẽ được dùng để bắn sang TK khác bằng nhiều cách như dịch vụ Anypay (nạp tiền điện tử - PV) hoặc có thể bắn sang các sim mới để kích hoạt với giá mỗi lần kích hoạt chỉ 2.000 đồng/sim. Sau khi bắn TK chính đi rồi, thì TK phụ được để lại bán, với giá từ 33.000 - 35.000 đồng", anh Toàn nói.

Chị Nguyễn Thanh Hoa, một người từng kinh doanh sim nhiều năm ở Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, các loại sim có TK "siêu khủng" (trên dưới 500.000 trong TK khuyến mãi) đều do các đầu nậu "nuôi".

Người bán, kẻ mua đều có lợi

Chị Hoa bật mí: "Sau khi bắn hết tiền trong TK chính nếu chưa bán được mà thời hạn sử dụng gần hết thì các chủ hàng buộc phải nạp thêm tiền vào TK. Vì là sim mới nên trong 10 thẻ đầu sẽ được tặng 50%, hoặc nhân các dịp khuyến mãi, chủ hàng sẽ nạp tiền vào để được cộng tiền nhiều hơn. Sau khi nạp, số tiền trong TK chính lại được bắn sang thuê bao khác, còn lại TK khuyến mãi trong đó sẽ lớn dần lên qua các lần nạp thẻ. "Nuôi" kiểu này tuy lâu, nhưng TK càng lớn, số tiền bán lại càng lãi hơn, nhiều khi gấp hàng chục lần so với bán bộ sim nguyên kit".                                      

Theo phép tính đơn giản của anh Quang Toàn, các đại lý bán sim nguyên kit (nguyên bản của nhà mạng cung cấp - PV) sẽ không lãi bằng bán sim theo kiểu này. "Một bộ kit thông thường của Viettel có tổng TK là 160.000 đồng, 50.000 đồng trong TK chính, 110.000 đồng trong TK phụ nếu như bán thông thường chỉ được từ 49.000 đến 54.000 đồng theo giá hiện nay, còn kinh doanh theo kiểu sim có TK khuyến mãi "khủng", sẽ bán được từ 83.000 - 85.000 đồng/sim, 50.000 đồng từ việc bắn TK chính, 33.000 - 35.000 đồng bán TK khuyến mãi. Lãi đến hơn 30.000 đồng/sim", anh Toàn tính toán.

                                                                             Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(HBĐT) - Ngày 8/6, Ban Kinh tế -  Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì hội nghị.

Diễn đàn về phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp 

(HBĐT) - Ngày 6/6, tại TP Hoà Bình, Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn "Sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, điểm nghẽn trong phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp và giải pháp khắc phục”.

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tiếp tục xuất khẩu 18 tấn mía tươi sang Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 7/6, Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức lễ xuất lô hàng mía tươi thứ hai sang thị trường Hoa Kỳ, với số lượng 18 tấn.

Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục