Đường dây 500 KV đoạn đi qua huyện Mai Châu đang được khẩn trương hoàn thiện

Đường dây 500 KV đoạn đi qua huyện Mai Châu đang được khẩn trương hoàn thiện

(HBĐT) - Hiện nay, các cơ quan chức năng của tỉnh đang phối hợp để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thi công tuyến đường 500 kV Sơn La – Hòa Bình – Nho Quan, phấn đấu đến tháng 8/2010 bàn giao phục vụ công tác đóng điện xung kích để chuẩn bị cho việc hoà lưới tổ máy 1 Nhà máy Thuỷ điện Sơn La vào cuối năm 2010.

 

Được khởi công  xây dựng ngày 3/11/2008, đường dây 500kV Sơn La - Hoà Bình và Sơn La - Nho Quan có chiều dài 282,9 km với 633 vị trí cột, tổng mức đầu tư 2.600 tỷ đồng. Trong đó, đoạn qua tỉnh là 124 km với 278 vị trí cột đi qua các huyện Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong, TP. Hoà Bình, Lạc Sơn, Yên Thuỷ.

Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng đến nay, đoạn Hoà Bình vẫn còn 82 km chưa rải căng dây được. Nguyên nhân chủ yếu do phần đo vẽ (do Xí nghiệp phát triển công nghệ bản đồ quân đội thực hiện) còn thiếu và sai lệch nhiều nên đã nảy sinh khiếu kiện. Đáng chú ý là khi thực hiện thi công mới phát hiện thêm những hộ bị ảnh hưởng do kéo dây nhưng không được thể hiện trong bản đo vẽ; việc chi trả tiền không đúng chủ sử dụng (ở huyện Tân Lạc); các hộ dân chưa chịu nhận tiền đền bù do Hội đồng bồi thường chưa thu hồi đất vườn liền kề của các hộ di chuyển khỏi thổ (huyện Cao Phong); các hộ dân chưa có nơi tái định cư (TP Hoà Bình), thậm chí có hộ đã nhận tiền đền bù nhưng không thể tự tìm nơi tái định cư (huyện Cao Phong); có nơi không kéo dây được vì vướng rừng phòng hộ do chưa hoàn thiện thủ tục mở cửa rừng (huyện Mai Châu).  

Trong tổng số 124 km, đến nay mới kéo dây xong được 42 km (đoạn đi qua huyện Lạc Sơn). 82 km đi qua các huyện thị còn lại đang nảy sinh những vướng mắc trong việc đền bù, tái định cư cho 57 hộ dân có đất nhà ở và 163 hộ có cây trồng (nằm trên mộ) nằm trong hành lang tuyến. Theo lãnh đạo huyện Yên Thuỷ, hiện vẫn còn 12 hộ tại xã Phú Lai không nhận tiền hỗ trợ san lấp mà yêu cầu phải có mặt bằng san lấp mới nhận tiền bồi thường di dời; 5 hộ khác không nhận tiền do yêu cầu đền bù cây trên mộ trong khi đơn giá đền bù cây trên mộ không nằm trong phương án bồi thường. 

Nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình đường dây 500kV đoạn qua Hòa Bình, cuối tháng 5 vừa qua, Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh và một số ngành liên quan. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào chia sẻ với tỉnh những vấn đề liên quan đến cơ chế, chế độ đền bù giải phóng mặt bằng, những khó khăn về đặc điểm tình hình và tập quán của người dân. Thứ trưởng đề nghị tỉnh cần thực hiện các giải pháp mềm dẻo, có cơ chế đền bù một cách linh hoạt để người dân vùng dự án yên tâm di dời về nơi ở mới, sớm bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Muộn nhất đến 30/6/2010 các huyện có đường dây đi qua phải bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công để các đơn vị hoàn thành căng dây đúng tiến độ, đảm bảo kế hoạch cuối tháng 8/2010 sẽ đóng điện xung kích, cuối năm 2010 nhà máy thuỷ điện Sơn La có thể hoà lưới điện quốc gia.  

 

Đồng chí Quách Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc phối hợp với chủ đầu tư và các đơn vị thi công công trình đường dây 500kV. Để đảm bảo tiến độ, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành khẩn trương vào cuộc, giải quyết ngay thủ tục mở cửa rừng phòng hộ Mai Châu; bổ sung quy hoạch tái định cư cho 9 hộ dân thành phố Hoà Bình; hỗ trợ tiền thuê nhà 6 tháng cho các hộ dân chưa lo được nhà ở để có thể giải phóng mặt bằng. Những nơi bà con chưa chịu di chuyển thì ký cam kết để bà con yên tâm cho kéo dây trước để kịp tiến độ. Các địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, tất cả các ban, ngành đều phải vào cuộc tích cực. Phấn đấu muộn nhất đến 30/6, các huyện có đường dây đi qua phải bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công để hoàn thành căng dây đúng tiến độ, đảm bảo kế hoạch cuối tháng 8/2010 sẽ đóng điện xung kích, cuối năm 2010 nhà máy thuỷ điện Sơn La có thể hoà lưới điện Quốc gia.

 

 

 

                                                                                   Đỗ Quyên

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục