Năm 2009, mưa lũ đã gây ách tắc giao thông ở một số khu vực huyện Đà Bắc

Năm 2009, mưa lũ đã gây ách tắc giao thông ở một số khu vực huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Huyện Đà Bắc là khu vực thường xuyên xảy ra sạt lở và lũ quét, gây nên những thiệt hại không nhỏ về người, tài sản và môi trường sinh thái. Nhận thức rõ điều đó, trong những năm qua, công tác phòng chống lũ bão tại địa phương luôn được quan tâm, chú trọng nhằm hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại do bão lũ gây ra.

 

Ông Xa Hữu Ban,  Trường phòng NN&PTNT huyện cho biết: Hiện tượng sạt lở lũ quét hiện nay vẫn là mối lo ngại hàng đầu trong công tác phòng chống lũ bão đối với huyện Đà Bắc. Toàn huyện có 19 xã thì có quá nửa chịu ảnh hưởng nặng nề từ sạt lở và lũ quét. Trong số đó có không ít các xã vùng cao còn nhiều khó khăn, như: xã Giáp Đắt, Mường Chiềng, Đồng Chum, Đồng Nghê, Tân Minh, Tân Pheo, Đồng ruộng…

 

Năm 2009, trận mưa lớn xảy ra vào trung tuần tháng 5 và cơn bão số 7, số 8 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều xã trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc. Lũ lớn và sạt lở đất gây thiệt hại về tài sản, bồi lấp diện tích lúa mới cấy, đất canh tác, làm hỏng đường giao thông, bai tạm lấy nước của các công trình thủy lợi. Gió xoáy làm đổ 1 nhà (tại xã Trung Thành), 1 nhà bị tốc mái (TT Đà Bắc), đất sạt làm 9 hộ dân của xã Đồng Ruộng phải di dời ra vùng ngoài. Sét đánh làm chết 4 con bò và hư hỏng thiết bị trạm phát lại truyền hình tại xã Cao Sơn. Hậu quả của lũ quét và sạt lở để lại nặng nề nhất là tại xã Tân Pheo làm cho trên 1.000 m2 ruộng mất trắng. Trong năm 2009, toàn huyện có 11.065m2 diện tích trồng lúa bị lũ bồi lấp với độ dày lên đến 25 cm.

 

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hậu quả nặng nề kể trên là do nhận thức của nhân dân còn nhiều hạn chế, vẫn còn hiện tượng chủ quan, lơ là, chưa chủ động phòng tránh ngay khi đã có các thông tin dự báo, cảnh báo về tình trạng lũ quét, sạt lở có thể xảy ra. Bên cạnh đó, việc quản lý, bảo vệ rừng đầu nguồn tại địa phương còn chưa chặt chẽ nên diện tích thảm thực vật bị suy giảm, hạn chế hiệu quả phòng, tránh lụt bão, hạn hán tạo ra hiểm họa khó lường.

 

Năm 2010, tuy mới đầu mùa mưa bão, nhưng trên địa bàn huyện Đà Bắc đã xảy ra 5 cơn lốc tại các xã Đồng Nghê, Tân Pheo và thị trấn Đà Bắc làm đổ 4 nhà, tốc mái, gây ảnh hưởng đến 36 hộ dân. Ước tính thiệt hại khoảng 200 triệu đồng. Ông Xa Hữu Ban cũng cho biết: Theo dự báo, trong năm 2010, số cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây ảnh hưởng đến khu vực Bắc bộ sẽ nhiều hơn và có cường độ mạnh hơn năm 2009, nhiều khu vực sẽ có mưa đá, gió xoáy, gió lốc. Trước những diễn biến phức tạp của mùa mưa bão năm nay, huyện  đã tiến hành kiện toàn Ban chỉ đạo, triển khai công tác PCLB đến từng xã trên địa bàn huyện. Hiện 100% các xã trên địa bàn đã xây dựng được phương án phòng chống lũ bão. Đồng thời, huyện cũng phát động phong trào toàn dân làm thủy lợi, huy động được 46.620 ngày công. Đến nay, toàn huyện đã đào đắp 33.512m3 kênh mương, bai đập; lát kè đá 410 m3, phát dọn 151.000 m2, kinh phí ước đạt xấp xỉ 2,8 tỉ đồng.

 

Ông Xa Hữu Ban chia sẻ: Cùng với những nỗ lực của Ban chỉ huy PCLB và TKCN huyện, chúng tôi hi vọng nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm của các cấp ngành trong tỉnh để công tác phòng chống lũ bão đạt được hiệu quả cao nhất hạn chế đến mức tối đa những nguy cơ có thể xảy ra.

                                                                 

                                                                                        Hải Yến

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục