Mô hình nuôi gà an toàn sinh học ở xã Tu Lý, Đà Bắc đem lại hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi gà an toàn sinh học ở xã Tu Lý, Đà Bắc đem lại hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Năm 2009, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm khuyến nông huyện Đà Bắc đã chọn xã Tu Lý để xây dựng mô hình nuôi gà an toàn sinh học. Các hộ tham gia mô hình tự nguyện, nhiệt tình, có nhu cầu cao muốn được chuyển giao các tiến bộ KHKT mới trong lĩnh vực chăn nuôi theo hướng đa dạng hoá sản phẩm cho thu nhập cao.

 

Thời gian thực hiện mô hình từ tháng 8 – 11/2009. Có 8 hộ tham gia mô hình, tại xóm Tầy Măng có 3 hộ, xóm Tình có 5 hộ. Quy mô 1.730 con gà giống Lương phượng đỏ. Cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình là kỹ sư chuyên ngành chăn nuôi có năng lực và khả năng tổng hợp xây dựng các báo cáo, đồng thời phải giải quyết được các phát sinh tại cơ sở. Cán bộ kỹ thuật đã phối kết hợp với cán bộ khuyến nông viên bám sát thực địa để hướng hướng dẫn các hộ tham gia mô hình thực hiện tốt các khâu theo yêu cầu kỹ thuật đã đề ra như chăm sóc, theo dõi phòng trừ dịch bệnh… Tư vấn cho các hộ dân xử lý những phát sinh tại cơ sở theo đúng kỹ thuật. Kiểm tra công tác chuẩn bị chuồng trại, tẩy uế chuồng, các dụng cụ chăn nuôi, thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi phần đối ứng của các hộ thực hiện mô hình. Tổ chức tập huấn cho các hộ thực hiện mô hình. Giao gà giống, cấp phát vật tư phần mô hình hỗ trợ. Kiểm tra đôn đốc chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trừ dịch bệnh, nhỏ vacxin, tiêm phòng các bệnh phổ biến theo đúng lịch (nhất là trong thời kỳ có dịch cúm gà). Có 20 hộ được tập huấn trước khi chuẩn bị đưa gà giống về. Ngoài phần tập huấn trên lý thuyết các hộ còn được hướng dẫn trực tiếp tại nhà cách cho gà ăn uống và cách phát hiện bệnh để kịp thời chữa trị. Về con giống mô hình hỗ trợ 60% kinh phí giống gà và hỗ trợ 40% cám; các loại thuốc phòng bệnh...

 

Qua theo dõi sinh trưởng của đàn gà cho thấy, tỷ lệ gà sống lúc 10 tuần tuổi đạt trên 93%. Trọng lượng xuất chuồng lúc 10 tuần, đạt 2,0-2,3kg/con, có hộ đạt 2,5kg. Qua kiểm tra, đánh giá, so sánh các chỉ tiêu theo dõi của mô hình sau 2,5 tháng, đạt hiệu quả kinh tế như sau: Tổng 1.730 con hao hụt là 80 con, còn lại 1.650 con, trung bình 2,2kg/con với giá bán 32.000 đồng/kg thu được 116 triệu đồng, chi phí 76,5 triệu đồng, thực lãi gần 40 triệu đồng, trung bình mỗi con lãi 24.000 đồng.

 

Đánh giá về hiệu quả của mô hình, chị Đinh Thị Quyết, Trạm trưởng Trạm KNKL Đà Bắc cho biết: Mô hình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học với giống gà Lương phượng hoàn toàn phù hợp với điều kiện chăn nuôi, đầu tư, chăm sóc của  người dân và phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người dân trong vùng, cũng dễ tiêu thụ. Mô hình đã góp phần vào việc giúp các hộ dân và chính quyền địa phương tại huyện nhà hiểu rõ tầm quan trọng của việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi gà và góp phần vào quá trình chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi chung trong huyện.

 

Mô hình đã thực hiện được những mục tiêu đề ra: Chuyển giao đến cho người nông dân những tiến bộ KHKT mới trong chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học. Đã khuyến cáo tuyên truyền kết quả của mô hình tới các xã trong huyện. Từ thực hiện mô hình đã nâng cao được năng lực hoạt động, công tác chỉ đạo thực hiện mô hình của cán bộ kỹ thuật trạm và đội ngũ cán bộ khuyến nông viên cơ sở giúp người dân thay đổi tập quán chăn nuôi lạc hậu. Đặc biệt là vấn đề an toàn sinh học trong thực phẩm được tuân thủ nghiêm ngặt, các hộ thực hiện mô hình không dùng các loại thức ăn không đủ tiêu chuẩn và không được phép lưu hành, cho nên gà đảm bảo tiêu chuẩn gà an toàn sinh học. 

 

                                                                                       Đinh Thắng

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục