Ông Đinh Văn Lợi, xóm Trẹo II, xã Nam Phong đầu tư trồng 1ha mía Tư Hòa mỗi năm cho thu trên 30 triệu đòng

Ông Đinh Văn Lợi, xóm Trẹo II, xã Nam Phong đầu tư trồng 1ha mía Tư Hòa mỗi năm cho thu trên 30 triệu đòng

(HBĐT) - Thời gian gần đây, dư luận nhiều lần xôn xao vì tình trạng “cháy” mía nguyên liệu của các nhà máy đường. Đương nhiên, mía nguyên liệu đang trên đà tăng giá. Sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu người dân đổ xô trồng mía trắng - nguyên liệu phục vụ sản xuất. Nhưng thực tế hiện nay tại Cao Phong đang diễn ra theo chiều hướng hoàn toàn ngược lại.

 

 

“Trắng” mía nguyên liệu

 

Cùng ông Phạm Tiến Thịnh - chuyên viên phòng NN&PTNT huyện Cao Phong, chúng tôi đến xã Nam Phong. Đây là một trong những địa danh nổi tiếng không chỉ trong huyện với chất lượng mía cao. Hiện, xã có 200 ha trồng mía. Trò chuyện cùng anh Cao Giang Nam - cán bộ khuyến nông xã, chúng tôi được biết: Trước đây, 50 ha trong số diện tích đất trên là vùng trồng mía nguyên liệu cho Công ty cổ phần mía đường Hoà Bình. Ban đầu, việc trồng mía cho Công ty thu hút được người dân tham gia, bởi phần đông người dân còn nghèo, chưa có vốn sản xuất. Việc nhà máy hỗ trợ giống, phần bón và đảm bảo đầu ra cho mía nguyên liệu được coi là giải pháp hiệu quả lúc bấy giờ để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do giá mía quá rẻ, có lúc chỉ khoảng 200-300 đồng/kg (tức là dưới 2000 đồng/cây- PV). Bên cạnh đó, việc thu mua của Công ty lại không ổn định nên nhiều người dân đã không còn mặn mà với hướng đi này. Anh Cao Giang Nam cho biết thêm: “Vào thời điểm trồng nhiều, Cao Phong cũng không phải là vùng nguyên liệu chính của Công ty. Có lẽ cũng vì thế mà việc thu mua không được tiến hành thường xuyên. Đã có lần mía được chặt xuống nhưng không có người đến thu mua. Đến lúc có người đến thu thì mía đã không còn đáp ứng được yêu cầu nữa. Nhìn thành quả lao động bị đổ xuống sông ai mà chẳng xót? Đây cũng là nguyên nhân chính làm cho người dân thấy việc trồng mía nguyên liệu có nhiều bấp bênh.”

 

Được biết đến là hộ dân đi đầu trong làm kinh tế từ việc trồng mía, ông Đinh Đức Bân (Xóm Ong I, xã Nam Phong) chia sẻ: “Gia đình tôi hiện có 3 ha trồng mía tím và mía Tư Hòa đã cho thu hoạch. Mỗi năm trừ chi phí đầu tư, gia đình thu lãi khoảng xấp xỉ 120 triệu đồng từ việc bán mía. Giá mía lúc thấp nhất cũng đạt 2000 đồng/ cây, thời điểm cao nhất lên đến 5000-6000 đồng/ cây, mía mầm có giá khoảng 4000 đồng/cây.” Theo chúng tôi được biết, cho đến thời điểm này, mía ở Nam Phong hầu hết đã được các thương lái mua tại ruộng với giá 3000- 4000 đồng/cây. Chỉ còn khoảng dưới 20 ha mía Tư Hòa được các gia đình giữ lại chờ tăng giá. 

 

Hiện nay, toàn huyện Cao Phong có 2400 ha đưa vào trồng mía. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện vẫn hoàn toàn “trắng” mía nguyên liệu. 100% người dân đã chuyển sang trồng mía tím và mía Tư Hòa. Ông Phạm Tiến Thịnh - chuyên viên phòng NN&PTNT huyện cho biết thêm: Kỹ thuật chăm sóc của hai loại mía này không khác biệt so với mía nguyên liệu, nhưng giá thành lại cao hơn hẳn. Đây là điểm hấp dẫn người nông dân. Theo đánh giá, vụ mía 2009-2010, lại là vụ mía được mùa được giá của nhân dân Cao Phong. Chất lượng mía tương đối tốt, tỉ lệ nứt ít. Hiện nay, nơi đây đã trở thành điểm thu mua quen thuộc của các thương lái tại Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng…

 

Phát biểu báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh vụ ép 2009-2010 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm vụ ép 2010-2011, ông Nguyễn Khắc Truyện - Giám đốc Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình cũng nhận định: Hội đồng quản trị cùng với Ban giám đốc vẫn xác định công tác nguyên liệu là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, sau 3 năm liên tục giảm diện tích vụ ép năm 2009-2010 vùng mía nguyên liệu của Công ty chỉ còn 1000 ha. Mặc dù đã cố gắng nhưng việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là diện tích mía bị thu hẹp, sản lượng mía không đủ để phục vụ sản xuất.

 

Cần lắm việc phát triển bền vững vùng nguyên liệu mía

 

Thực tế dễ nhận thấy là vùng mía nguyên liệu đang ngày càng bị thu hẹp và đứng trước nhiều nguy cơ sẽ bị xóa sổ nếu không có những chính sách khuyến khích phát triển hợp lý. Nguyên nhân của tình trạng này ai cũng đã rõ. Tuy nhiên, điều đáng bàn và cần làm ngay của các doanh nghiệp mà trực tiếp nhất là Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình đó là sự bắt tay chặt chẽ đối với người dân để gây dựng lại vùng nguyên liệu mía. Và việc cần làm ngay là lấy lại lòng tin đối với người nông dân. Đó là cần đảm bảo thu mua đúng thời hạn với giá cả thỏa thuận ngay từ đầu vụ.

 

Trong chiến lược phát triển vùng nguyên liệu, Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình nêu rõ: Bằng mọi giá phải quyết tâm khôi phục lại vùng nguyên liệu. Tập trung đẩy mạnh phát triển diện tích tại những địa phương có quỹ đất lớn, gần nhà máy, phấn đấu vụ ép 2010-2011 tổng diện tích mía nguyên liệu đạt 1.400 ha.

 

Hiện thực hóa mục tiêu đặt ra, ngay từ đầu vụ xuân năm 2010, Công ty đã đưa ra chính sách khuyến khích nông dân trồng mía có nhiều điểm thay đổi so với những năm trước đây. Đáng kể nhất là chính sách cho vay trồng và chăm sóc mía với số tiền là 20-25 triệu đồng/ha không tính lãi bao gồm tiền làm đất, tiền giống mía, phân bón các loại… Hỗ trợ không hoàn lại 2 triệu đồng/ha với những diện tích trồng mía ở vùng gần nhà máy và những vùng có dân trí cao đó là: huyện Đà Bắc, khu vực Thung Rếch (Kim Bôi)… và những diện tích mía vụ thu để làm giống cho vụ sau. Đồng thời, Công ty còn công bố giá mía vụ ép 2010-2011 ngay từ đầu vụ xuân là 650.000 đồng/tấn mía sạch tại ruộng. Bên cạnh đó, cam kết chỉ đạo chặt chẽ công tác đốn chặt, vận chuyển mía nguyên liệu theo đúng kế hoạch.

 

Đây là những tín hiệu vui cho thấy sự quan tâm đúng đắn của Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình đối với việc phát triển vùng nguyên liệu mía. Sự kỳ vọng vào việc mở rộng vùng nguyên liệu trong tương lai không còn là việc làm không có căn cứ.

                                                                                               

 

                                                                                 Hải Yến

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục