Một chuyến bán hàng về huyện Di Linh - Lâm Đồng của các doanh nghiệp TPHCM

Một chuyến bán hàng về huyện Di Linh - Lâm Đồng của các doanh nghiệp TPHCM

Bắt đầu từ tháng 7, giai đoạn 2 của chương trình bán hàng nông thôn sẽ khởi động với sự cam kết tham gia của 60 doanh nghiệp trong nước

 

Khởi động từ tháng 3 – 2009, đến nay đã có 42 chuyến hàng Việt   của 132 doanh nghiệp (DN) về các huyện vùng sâu, vùng xa trên cả nước. Kết thúc giai đoạn 1, tổng doanh thu của các chuyến bán hàng về nông thôn ước đạt gần 27 tỉ đồng; ký kết 250 hợp đồng với nhà phân phối, đại lý mới...

 
 
Doanh nghiệp và người tiêu dùng đều hưởng lợi
 
Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương): Bán hàng ở nông thôn là một trong những hoạt động chính của chương trình xúc tiến thị trường trong nước của Bộ Công Thương và Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh - Hỗ trợ DN (BSA) thực hiện. Các đợt bán hàng ở nông thôn đã mang lại lợi ích cho cả DN và người tiêu dùng.
 
Với người tiêu dùng, đa số hàng hóa về thị trường nông thôn đều được áp dụng chính sách giá rẻ từ 5%-15%. Theo các DN bán hàng nông thôn, thay vì tốn chi phí quảng cáo, DN dùng chi phí này thực hiện giảm giá bán. Nông dân được cung ứng những chủng loại hàng hóa thiết yếu đạt chất lượng. Nhu cầu tiêu dùng chuyên biệt của nông dân cũng được các DN lưu ý để có kế hoạch sản xuất. Tại mỗi phiên chợ, nông dân được tặng cẩm nang tiêu dùng để nâng cao kiến thức tiêu dùng thông minh...
 
Về phía DN, những chuyến hàng về nông thôn mang lại hiệu quả lớn, đưa hàng tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng. Ông Trần Hữu Đức, Giám đốc đối ngoại Nutifood, cho biết: Doanh thu thị trường nông thôn tăng từ gấp đôi đến gấp 4 lần giúp DN định vị và tái cấu trúc hệ thống phân phối, tăng chỉ tiêu bán hàng ở những khu vực có sức mua cao. Mặt khác, do không tốn chi phí quảng cáo nên DN cũng tính đến phương pháp giảm giá bán cho nông dân. Tương tự, Giám đốc kinh doanh toàn quốc Công ty Hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo Tăng Quang Trọng khẳng định: Doanh thu từ thị trường nông thôn chiếm 70% tổng doanh thu đã giúp DN mạnh dạn điều chỉnh kế hoạch sản xuất chủng loại, ngành hàng chủ yếu trong 42 sản phẩm của công ty để phục vụ thị trường này và tăng lên 79 nhà phân phối trên toàn quốc...
 
Thế nhưng, theo các DN, thành công lớn nhất từ những chuyến hàng về nông thôn mang lại chính là sức mạnh liên kết giữa các DN trong nước. Ông Trần Hữu Đức nhìn nhận: DN trong nước khó cạnh tranh với các “đại gia” nước ngoài ở những TP lớn nên đều hiểu nông thôn là thị trường tiềm năng nhưng mỗi DN tự khai phá mảnh đất này thì không dám vì khá rủi ro trong khi DN lại thiếu kinh nghiệm. Chỉ khi ban tổ chức khởi động chương trình, kêu gọi các DN trong nước cùng tham gia mới tạo được sức mạnh tổng thể.
 
Nhiều chính sách hỗ trợ
 
 Theo ban tổ chức, bắt đầu từ tháng 7, giai đoạn 2 của chương trình bán hàng nông thôn sẽ khởi động với sự cam kết tham gia xuyên suốt của 60 DN trong nước. Để chương trình bán hàng nông thôn phát triển mạnh, lần này, ban tổ chức đã kết hợp với các cơ quan, DN thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ. Chẳng hạn, dự án chợ Mái Dầm (Cần Thơ), chuyên bán hàng Việt do Công ty CP Thương nghiệp tổng hợp Cần Thơ phối hợp với Ngân hàng Việt Á đầu tư. Các tiểu thương sẽ được vay vốn khi cam kết chuyên bán hàng trong nước. Chương trình đưa hàng Việt vào chợ nổi Phong Điền, chợ Trà Ôn (Cần Thơ) sắp được triển khai.
 
Dự án hỗ trợ nâng cấp mạng lưới hàng Việt thí điểm tại tỉnh Trà Vinh do Sở Công Thương và Trung tâm Khuyến nông tỉnh đảm trách để đẩy mạnh phân phối nông sản. Dự án nghiên cứu 30.000 hộ gia đình ở nông thôn tại 5 huyện ngoại thành TPHCM và 12 tỉnh, thành nhằm cung cấp số liệu về thói quen tiêu dùng, sở thích, nhu cầu cho DN để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh đúng hướng... Ngoài ra, những DN bán hàng nông thôn sẽ nhận được bộ thiết bị chuyên dụng là gian hàng di động bằng vải, kệ quầy phục vụ cho những phiên chợ xa... Tại mỗi phiên chợ, ban tổ chức sẽ tổ chức các hoạt động cộng đồng như khám chữa bệnh miễn phí, tặng thuốc bảo vệ thực vật... cho các hộ nông dân...
 
Theo Chủ tịch CLB DN dẫn đầu Phạm Phú Ngọc Trai: Dịp này, CLB DN dẫn đầu sẽ chuyển giao kinh nghiệm quản trị thực hành cho các DN tham gia bán hàng nông thôn. Ngoài việc chia sẻ kỹ năng tiếp thị hiệu quả với chi phí thấp, thấu hiểu người tiêu dùng, thúc đẩy bán hàng, xây dựng hệ thống phân phối...; CLB còn tổ chức các cuộc gặp gỡ song phương giữa các DN để tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh
 
 
                                                                                         Theo NLĐ

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục