Công ty CP Sơn Thủy (Kỳ Sơn) đã tận dụng tối đa nguồn điện thương phẩm, đảm bảo sản xuất đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Công ty CP Sơn Thủy (Kỳ Sơn) đã tận dụng tối đa nguồn điện thương phẩm, đảm bảo sản xuất đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, có những thời điểm việc tiết giảm điện đã làm cho không ít các doanh nghiệp gặp khó khăn. Nhưng nhờ chỉ đạo của các cấp, ngành cùng sự điều hành ưu tiên điện cho sản xuất, tính đến cuối tháng 6/2010, giá trị công nghiệp của tỉnh vẫn được đánh giá là tăng trưởng khá, giá trị công nghiệp đạt trên 1.300 tỷ đồng, tăng 28,2%. Trong đó, khối các doanh nghiệp xuất khẩu đạt con số ấn tượng, tăng 47,9% so cùng kỳ.

 

Theo đánh giá của sở Công thương, so với năm 2009, 6 tháng đầu năm nay, số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trăng khoảng 10,3% và tỷ lệ số hộ sử dụng điện tăng khoảng 1,66%. Mặc dù tiết giảm điện trong thời gian khá dài, song tình hình sử dụng điện trong 6 tháng đầu năm vẫn đạt khoảng 124, 7 triệu KWh, tăng 3, 4 lần so cùng k, trong đó, điện thương phẩm dành cho công nghiệp – xây dựng chiếm 33,86%. 

 

Theo ông Vũ Mai Hồ, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Trước tình hình khó khăn trong việc cung cấp điện các tháng mùa khô vừa qua, UBND tỉnh cũng như Sở Công thương đã có những chỉ đạo quyết liệt trong việc tiết kiệm điện sinh hoạt cũng như ưu tiên điện phục vụ sản xuất, nhất là các mặt hàng xuất khẩu. Đặc biệt, Sở chú trọng theo dõi tình hình thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện trên địa bàn và kịp thời kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, cấp trong việc cung cấp và sử dụng điện tiết kiệm, an toàn. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, trong thời gian mất điện khéo dài, ngoài những doanh nghiệp trọng điểm, các doanh nghiệp xuất khẩu được ưu tiên cung cấp điện. Các doanh nghiệp còn lại đã phải cơ cấu lại hoạt động sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đã tổ chức cho công nhân làm đêm như các doanh nghiệp may mặc, sản xuất gạch, đá…

 

Do ngành điện tiết giảm điện luân phiên, một phần không nằm trong diện ưu tiên, Công ty CP Gạch ngói Quỳnh Lâm là một trong những đơn vị trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng khá nhiều đến sản xuất. Trong quý II, năm 2010, sản lượng gạch của Công ty đã giảm từ 20 – 25%. Thống kê 6 tháng đầu năm, sản lượng gạch của đơn vị chỉ đạt khoảng 4 triệu viên, giảm 2 triệu viên so với thiết kế. Ông Phạm Ngọc Chuyển, Giám đốc Công ty Gạch ngói Quỳnh Lâm cho rằng: Để đảm bảo sản xuất và thu nhập của người lao động, Công ty đã phải đầu tư máy mát điện đảm bảo vận hành hệ thống nung đốt và vận chuyển gạch mộc. Ngoài ra, Công ty đã phải cơ cấu lại giờ làm việc của đội ngũ 86 công nhân nhằm tận dụng tối đa đối với công đoạn tạo hình gạch mộc, buộc phải sử dụng điện thương phẩm. Tương tự Công ty Gạch ngói Quỳnh Lâm, trên đại bàn toàn tỉnh đã có hàng trăm doanh nghiệp đã phải ngày đêm đối phó với tình trạng cắt giảm điện nhằm đảm bảo ổn định sản xuất.  

Theo con số thống kê từ Sở Công Thương, tính đến hết tháng 6/ 2010, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt khoảng 1.301, 5 tỷ đồng, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó khối kinh tế nhà nước ước đạt 270, 3 tỷ đồng, tăng 12,2%; kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 911, 4 tỷ đồng tăng 31,5%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 120 tỷ đồng, tăng 47,9% so với cùng kỳ. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 24, 3 triệu USD (trong đó xuất khẩu hàng hóa ước đạt 16, 1 triệu USD, xuất khẩu dịch vụ ước đạt 8, 2 triệu USD), tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2009, đạt 62,3% kế hoạch năm. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là thấu kính quang học, linh kiện điện tử, chổi chít, nông sản chế biến, hàng may mặc, đồ gỗ... Nhiều sản phẩm công nghiệp có sản lượng sản xuất tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt là các sản phẩm như: nước sạch, bia, linh kiện điện tử, thấu kính, giấy bột... Các sản phẩm mới trên địa bàn cũng có sản lượng tăng đáng kể như: Cháo bát bảo, ắc quy các loại, sản phẩm comperit, gỗ chế biến…. góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp.

 

                                                                                    Hồng Trung

Các tin khác


Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục