(HBĐT) - Năm 1999, chị Quách Thị Huấn ở phố Bưởi, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi đấu thầu 6 ha đất tại xóm Nội, xã Hạ Bì để xây dựng mô hình trang trại VAC.

 

Thiếu vốn, chị mạnh dạn đi vay từ Ngân hàng Nông nghiệp& PTNT huyện, đồng thời nhờ Phòng Nông nghiệp huyện hỗ trợ về KH-KT. Khi đã hoàn thành việc khai hoang, chị dành 1ha đất để làm vườn ươm, 1 ha để trồng xoài đồi đặc sản, 3 ha trồng nhãn Hương Chi , gần 1 ha trồng keo và các loại cây khác. Để tận dụng đất, dưới tán xoài, vải chị trồng các loại cây ngắn ngày như dứa, khoai sọ, gừng. Trong khu vườn rộng chị dành 600m2 đất để đào ao thả cá và xây dựng 1 khu chuồng trại nuôi gà và lợn đặc sản. Xung quanh trang trại chị trồng luồng để làm rào chắn và lấy giống ươm.

 

Từ nhiều năm qua, vườn ươm của chị luôn đầy ắp các loại cây giống như: luồng, lát, sấu, bạch đàn, măng bát độ… để bán cho các hộ gia đình hoặc các dự án trồng rừng ở các xã trong huyện. Vườn xoài được chăm sóc tốt đã cho thu hoạch được 5 năm, mỗi năm khoảng 6 tấn quả. Cộng các nguồn thu từ trang trại mỗi năm đạt khoảng 250 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư, gia đình chị còn thu được từ 80-115 triệu đồng. Để duy trì việc sản xuất và thu hoạch ở trang trại, chị thuê 2 lao động bảo vệ trông coi trang trại và giải quyết việc làm theo thời vụ cho khoảng 1.000 công lao động/ năm.

 

Không chỉ năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, chị Huấn còn được biết đến là người vợ đảm đang, người mẹ mẫu mực. Dù không được học hành nhiều, nhưng chị luôn có ý thức học hỏi, trau dồi kiến thức , kinh nghiệm để chăm sóc con cái, chăm lo cho đời sống gia đình được chu đáo. Đến nay, ở tuổi 55, chị đã hoàn toàn được hưởng cuộc sống an nhàn vì 2 cô con gái đều đã trưởng thành có công ăn việc làm ổn định, đời sống vật chât, tinh thần của gia đình được đảm bảo. được biết, mới đây gia đình chị vừa xây xong căn nhà sàn trị giá khoảng 500 triệu đồng ngay tại trang trại để làm nơi nghỉ ngơi, thư giãn của gia đình và là nơi đón tiếp bạn bè gần xa đến chơi và thăm quan mô hình.

 

Rạng rỡ, tự tin khi trao đổi kinh nghiệm tại hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến huyện Kim Bôi giai đoạn 2005-2010, chị Huấn nổi bật như một tấm gương sáng để những chị em phụ nữ khác trong xã, trong huyện học tập.

 

 

                                                                            Lam Nguyệt

 

Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục