Gia đình chị Bùi Thị Lân ở xóm Tiện, xã Thung Nai huyện Cao Phong chưa tìm được nơi ở mới

Gia đình chị Bùi Thị Lân ở xóm Tiện, xã Thung Nai huyện Cao Phong chưa tìm được nơi ở mới

(HBĐT) - Dự án đường dây 500 kv Sơn La- Hòa Bình- Nho Quan và đường dây 500 kv Sơn La - Hiệp Hòa là hai công trình trọng điểm cấp Quốc gia nằm trong chương trình phát triển điện giai đoạn 2006- 2010 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

Theo tiến độ, công trình phải hoàn thành trong tháng 8/2010 để kịp đóng điện xung kích chuẩn bị cho việc hòa lưới truyền tải điện từ Nhà máy thủy điện Sơn La đến trung tâm phụ tải. Tuy nhiên đến nay, việc giải phóng mặt bằng ở xã Thung Nai, huyện Cao Phong vẫn chưa hoàn thành. Nhiều hộ dân còn “loay hoay” chưa biết tái định cư ở đâu? 

 

Mong có tái định cư

 

Xóm Tiện, xã Thung Nai có 10 hộ có nhà ở và đất canh tác nằm trong hành lang đường điện 500kv phải di dời. Các cột điện đã  dựng xong từ lâu và dây chuẩn bị kéo nhưng các hộ vẫn chưa di rời khỏi khu vực an toàn. Chị Bùi Thị Nọi, ở xóm Tiện cho biết: Gia đình tôi có đất thổ cư, ngôi nhà sàn và vườn cây ăn  quả với tổng diện tích trên 1.500 m2. Sau khi kiểm đếm đền bù đất, tài sản trên đất và hỗ trợ di dời là 228 triệu đồng.  Gia đình tôi phải tự tìm nơi tái định cư. Tuy chưa nhận tiền đền bù, nhưng tìm mãi vẫn chưa mua được để làm nhà. Nhiều hộ trong xóm biết chúng tôi được đền bù nên đòi giá cao. Với số tiền đền bù này thì để dựng một căn nhà và ổn định chỗ ở cho cả gia đình 6 khẩu là rất khó khăn.  Cũng như nhà chị Nọi, gia đình anh Bùi Văn Huân và chị Bùi Thị Lân có 1.200 m2 đất vườn, nhà ở. Gia đình anh chị bị thu hồi đất và nhà để kéo đường dây 500kv. Theo đơn giá được đền bù và hỗ trợ di dời 120 triệu đồng. Chị Lân cho biết: với giá này thì chúng tôi chỉ mua được đất chứ khó có thể dựng được nhà để ở nên chúng tôi chưa nhận tiền đền bù. Phần thiệt thòi nhất trong các hộ phải kể đến gia đình anh Bùi Văn Phận có tổng diện tích nhà và đất vườn 1.500 m2 nhưng chỉ được đền bù 80 triệu đồng. Anh Bùi Văn Huy, Trưởng xóm Tiện cho biết: Việc di dời nhà cửa để kéo đường dây 500kv chúng tôi đều chấp hành. Vì đây là công trình quốc gia quan trọng của đất nước, nhưng các hộ trong xóm thấy mức giá đền bù đất và tài sản thấp nên chưa muốn di dời. Hầu hết các hộ đều mong muốn tiền đền bù mua được mảnh đất và ổn định chỗ ở như nơi ở cũ.

 

Dần “gỡ khó”

 

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Xuân Hà, Phó trưởng phòng TN-MT huyện Cao Phong cho biết: Đường dây 500 kv hầu hết là đi qua các vùng đồi núi, vùng khó khăn. Những vùng này có mức giá đền bù thấp hơn vùng có điều kiện thuận lợi. Triển khai GPMB đường dây 500 kv chúng tôi đều áp đúng mức giá đền bù đất và tài sản trên đất theo Quyết định 16 QĐ-UBND, Quyết định 40/QĐ-UBND tỉnh và Quyết định 385 của UBND huyện Cao Phong. Quả thực mức giá này so với giá đất thị trường có phần thấp hơn nên các hộ thấy thiệt thòi chưa nhận tiền đền bù. Trước khi thu hồi đất các hộ đều cam kết tự lo tái định cư không cần tái định cư tập chung. Nhưng do thấy giá đền bù thấp khó có thể mua đất tái định cư nên các hộ đòi hỏi tái định cư. Để giải quyết vướng mắc này chúng tôi đề xuất chủ đầu tư, UBND huyện xây dựng tái định cư tập chung trong thời gian tới.

 

Cũng như huyện Cao Phong ông Nguyễn Sĩ Loan, Phó Chủ tịch Hội đồng GPMB thành phố Hòa Bình cho biết: Vừa qua UBND thành phố Hòa Bình đã ký quyết định xây dựng khu tái định cư tập chung cho các hộ nằm trong diện GPMB đường dây 500kv để các hộ nhanh chóng ổn định cuộc sống.

 

 

                                                                                        Việt Lâm

 

Các tin khác


Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục