2010 được xem là năm khởi sắc cho xuất khẩu Việt Nam (VN). Tuy nhiên, thách thức đặt ra với nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của VN là làm thế nào để vượt qua hàng loạt rào cản đã được dựng lên từ các thị trường nhập khẩu. PV Báo SGGP đã trao đổi với Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh xoay quanh những vấn đề này.

 

- PV: Thưa Thứ trưởng, nguyên nhân nào khiến nhiều mặt hàng xuất khẩu của VN thời gian gần đây bị tranh chấp thương mại và kiện chống bán phá giá?

Thứ trưởng LÊ DANH VĨNH: Theo tôi, thứ nhất, liên tục trong 20 năm qua, kinh tế VN đã phát triển với nhịp độ cao và bền vững. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của VN đã có sự bứt phá về số lượng lẫn chất lượng, khiến nhiều quốc gia “để mắt” hơn đến hàng hóa của VN. Thứ hai, kinh tế VN đã hội nhập sâu và rộng với thế giới nên việc hàng hóa của chúng ta bị vấp phải hàng rào tự vệ của các nước là điều dễ hiểu. Hội nhập kinh tế, hàng rào thuế quan đã và được dỡ bỏ dần, thay vào đó các quốc gia chỉ còn cách duy nhất là phải dựng lên thật nhiều các hàng rào kỹ thuật trong thương mại để bảo hộ sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, còn một nguyên nhân mà lâu nay chúng ta chưa khắc phục được, đó là việc xuất khẩu quá nhiều và chỉ tập trung vào một số thị trường như Mỹ và EU. Thông thường, khi hàng hóa của VN xuất khẩu vào các thị trường này chiếm khoảng 3% tổng số hàng nhập khẩu, ngay lập tức họ sẽ đưa ra các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước.

- Ngoài những biện pháp thường được áp dụng như chống bán phá giá, chống trợ cấp, theo ông, doanh nghiệp (DN) sẽ phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật nào trong thời gian tới?

Như tôi đã nói, các loại rào cản thương mại sẽ ngày càng đa dạng và tinh vi hơn. Bên cạnh các rào cản về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, trợ cấp xuất khẩu với các sản phẩm công nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm hay dư lượng kháng sinh với hàng nông, thủy sản thì những quy định về xuất xứ hàng hóa, tiêu chuẩn môi trường cũng sẽ ngày càng nhiều và khó khăn hơn. Ngoài ra, việc một số nước đã thực hiện việc sửa đổi, bổ sung các bộ luật không ngoài mục đích là hạn chế nhập khẩu, đã làm cho nhiều DN xuất khẩu của VN trở nên lúng túng.

Tại thị trường EU, thách thức lớn nhất của các DN khi thâm nhập vào đây là việc công bố xuất xứ hàng hóa. Lý do chính là vì hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN như đồ gỗ, dệt may, da giày đều phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Nếu chúng ta không minh bạch trong việc công bố xuất xứ hàng hóa thì nhiều khả năng sẽ bị vướng vào các vụ kiện tụng. Hậu quả để lại cho các ngành sản xuất bị kiện là vô cùng lớn và phải mất rất nhiều thời gian mới có thể hồi phục.

- Liên quan đến việc Bộ Thương mại Mỹ vừa quyết định sẽ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm móc áo bằng thép nhập khẩu từ VN, Thứ trưởng cho biết quan điểm xử lý của bộ ra sao?

Đây là một vụ điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với các DN Trung Quốc nhưng lại liên quan đến một số DN VN. Phía nguyên đơn cáo buộc 2 công ty của VN (thực chất có vốn đầu tư của Trung Quốc) sản xuất móc treo quần áo bằng thép, với công đoạn gia công ở VN chiếm tỷ lệ rất nhỏ để lấy nguồn gốc xuất xứ tại VN xuất sang Mỹ, lẩn tránh thuế chống bán phá giá mà Mỹ đã áp dụng đối với móc áo bằng thép của Trung Quốc (từ mức 15,83%-187,25% kể từ tháng 10-2008).

Do vậy, đi đôi với việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, Bộ Công thương sẽ phối hợp với các bên kiên quyết xử lý các vụ chuyển tải bất hợp pháp vào VN càng sớm càng tốt. Để không bị vạ lây từ các vụ kiện chống bán phá giá, các DN VN cần phải tỉnh táo trong việc ký kết hợp đồng gia công với các đối tác. Để hạn chế tình trạng lẩn tránh thuế, bộ cũng đã ban hành nhiều văn bản nghiêm cấm việc chuyển tải hàng hóa từ nước thứ 3 sang VN.

- Một vấn đề rất đáng lo ngại, là tại hầu hết các vụ kiện chúng ta luôn ở thế yếu, bị thua kiện. Theo Thứ trưởng, đâu là nguyên nhân?

Tôi cho rằng, nguyên nhân chính là do các DN VN chưa tìm hiểu kỹ các luật lệ và nghiên cứu những rào cản thương mại của thị trường mình xuất khẩu. Nói cách khác, DN VN còn chủ quan, chưa lường trước được những hệ lụy một khi vụ kiện xảy ra. Chưa chủ động được việc gắn kết sức mạnh giữa các DN với DN và DN với hiệp hội ngành hàng. Đây là điểm yếu cần phải khắc phục sớm.

- Theo ông, DN cần phải làm gì để vượt qua các rào cản thương mại?

Trong thời điểm nhạy cảm hiện nay, để giảm thiểu rủi ro, các DN cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh tình trạng “bỏ trứng vào một giỏ” như một số ngành hàng hiện nay. Một thói quen rất có lợi cho các DN là trước khi muốn thâm nhập vào một thị trường nào đó, cần tìm hiểu kỹ hệ thống pháp luật của đối tác. Cần tham vấn pháp luật trong mọi trường hợp để đề phòng bất trắc chúng ta sẽ ứng xử nhanh nhằm làm giảm thiệt hại ở mức tối thiểu. DN cần xây dựng tính cộng đồng DN VN cao hơn nữa để tương trợ lẫn nhau.

Đặc biệt, với hệ thống cảnh báo sớm sẽ được vận hành, phần nào hỗ trợ các DN nhận biết được cách phòng vệ trong thương mại. Hơn tất cả, tự thân mỗi DN cần đầu tư để đa dạng và nâng cao chất lượng giúp cạnh tranh tốt hơn thay vì phải cạnh tranh bằng cách hạ giá sản phẩm. Đây là điều kiện tiên quyết để sản phẩm VN thâm nhập sâu và rộng trên thị trường quốc tế.

 

                                                                                   Theo SGGP

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục